Theo như có một cuộc điện đàm của hai lănh đạo Mỹ - Trung Tổng thống Joe Biden và chủ tịch Tập Cận B́nh kéo dài gần 2 giờ đồng hồ là dịp để hai bên điểm lại một số lĩnh vực hợp tác song phương hiếm hoi, và đặc biệt là t́m cách xử lư các cạnh tranh ‘‘một cách có trách nhiệm’’, tránh để xung đột bùng phát. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên kể từ cuộc thượng đỉnh tháng 11 năm ngoái, gần San Francisco, với kết quả là hai bên cam kết duy tŕ liên lạc và quản lư một cách có trách nhiệm các cạnh tranh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, trong cuộc gặp bên lề thượng đỉnh APEC, tại Woodside, California, Hoa Kỳ, ngày 15/11/2023. REUTERS - Kevin Lamarque
Hôm qua, 02/04/2024, lần đầu tiên kể từ thượng đỉnh tháng 11/2023, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh điện đàm. Cuộc điện đàm kéo dài gần 2 giờ đồng hồ là dịp để hai bên điểm lại một số lĩnh vực hợp tác song phương hiếm hoi, và đặc biệt là t́m cách xử lư các cạnh tranh ‘‘một cách có trách nhiệm’’, tránh để xung đột bùng phát.
Hoa Kỳ kêu gọi ‘‘ḥa b́nh và ổn định’’ tại eo biển Đài Loan, trong lúc Trung Quốc coi việc ủng hộ Đài Loan ‘‘độc lập’’ là điều không thể chấp nhận được, ‘‘lằn ranh đỏ quan trọng nhất’’ trong quan hệ Mỹ - Trung. Ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc tiếp cận với các công nghệ tân tiến đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ, các hoạt động Trung Quốc đe dọa ‘‘quyền tự do hàng hải ở Biển Đông’’ cũng như việc Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ ‘‘cỗ máy chiến tranh Nga’’, là các hồ sơ nóng khác.
“Đối thoại thẳng thắn và mang tính xây dựng” là cách mà các nhà ngoại giao dùng để mô tả về những cuộc họp mà ở đó các đồng thuận thừa nhận về những bất đồng. Cuộc điện đàm kéo dài gần hai tiếng đồng hồ giữa tổng thống Mỹ và lănh đạo Trung Quốc đă diễn ra trên tinh thần đó.
Đây là cuộc điện đàm đầu tiên kể từ cuộc thượng đỉnh tháng 11 năm ngoái, gần San Francisco, với kết quả là hai bên cam kết duy tŕ liên lạc và quản lư một cách có trách nhiệm các cạnh tranh. Trước cuộc thượng đỉnh tháng 11 nói trên, đây không phải là điều luôn diễn ra, đặc biệt là các liên lạc giữa giới quân sự hai nước trước đó đă bị gián đoạn trong một thời gian dài.
Trong cuộc điện đàm hôm qua, hai ông Tập Cận B́nh và Joe Biden đă điểm lại các lĩnh vực hợp tác song phương hiếm hoi trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy, chống biến đổi khí hậu, những rủi ro liên quan đến trí tuệ nhân tạo và việc duy tŕ các đường dây liên lạc.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và ngoại trưởng Anthony Blinken sẽ sớm đến Trung Quốc. Họ sẽ có thể thảo luận với phía Trung Quốc về tất cả những ǵ mà Washington đang chỉ trích Bắc Kinh, như các hoạt động thương mại bị coi là ‘‘bất chính’’, áp lực của Bắc Kinh đối với Đài Loan, sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ngày càng trở thành mối đe dọa đối với quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, các nỗ lực can thiệp vào năm bầu cử Mỹ đang diễn ra, việc Trung Quốc hậu thuẫn cỗ máy chiến tranh của Nga ở Ukraina, và những nỗ lực nhằm chiếm lĩnh các công nghệ tiên tiến mà Hoa Kỳ đang làm mọi cách để ngăn chặn.
Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Janet Yellen tới Trung Quốc ngày mai, 04/04, lần thứ hai kể từ 8 tháng nay. Theo AFP, trong chuyến công du kéo dài đến ngày 09/04, lănh đạo bộ Tài Chính Mỹ dự kiến sẽ tập trung thảo luận với phía Trung Quốc về ‘‘các hậu quả đối với nền kinh tế toàn cầu của việc Trung Quốc sản xuất hàng hóa quá mức cần thiết’’, cũng như giá cả hàng hóa quá thấp trong các lĩnh vực như xe ô tô điện, b́nh điện lithium - ion, pin mặt trời, cản trở sự trỗi dậy của công nghiệp Mỹ về các mặt này.
Báo chí Nhà nước Trung Quốc tỏ thái độ thiện cảm với bộ trưởng Tài Chính Janet Yellen. Nhật báo China Daily, trong một bài viết hồi tuần trước, đặt hy vọng vào chuyến công du của bộ trưởng Tài Chính Mỹ, người vốn được tiếng là ‘‘có lập trường thực tiễn và cởi mở’’, và được nhiều đối tác Trung Quốc tin cậy. Tuy nhiên, theo chuyên gia Patricia Kim, viện Brookings Institution, ít tháng cuộc bầu cử tổng thống và Quốc Hội Mỹ, ‘‘cả hai bên đều không dự kiến khởi động các đàm phán và các sáng kiến song phương nào’’.