Sau 3 tháng nhận chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 4, bệnh nhân từ chối điều trị ở Việt Nam v́ sợ tác dụng phụ. Ông chọn sang Nhật Bản sau khi được tư vấn điều trị bằng phương pháp cấy tế bào tự thân, không đau, không tác dụng phụ.
Theo Cục Quản lư Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, mỗi năm người Việt Nam chi khoảng 2 tỷ đô la đi nước ngoài khám chữa bệnh trong đó những mặt bệnh phổ biến nhất là ung thư. Người bệnh hi vọng có thể được hưởng thụ môi trường y tế với trang thiết bị hiện đại, thuốc, dịch vụ tốt. Tuy nhiên, thực tế, một số bệnh nhân cạn kiệt kinh tế v́ ra nước ngoài điều trị, bệnh không khỏi, họ phải quay về Việt Nam.
Chi hai tỷ đồng mua niềm tin chữa ung thư không đau ở Nhật Bản
Sinh sống tại Tokyo (Nhật Bản), chị P.T.O (quê Vĩnh Phúc), ngoài công tác dạy nghề tại trường, hàng tuần người phụ nữ này c̣n nhận đi phiên dịch cho người Việt sang Nhật Bản. Từ công việc này, chị đă chứng kiến rất nhiều câu chuyện đau ḷng khi người Việt Nam rơi vào cạm bẫy sang chữa bệnh tại Nhật.
Dưới đây là câu chuyện mà chị không thể quên trong quá tŕnh đồng hành cùng một bệnh nhân từ Việt Nam sang điều trị với hy vọng "chữa ung thư không đau, không biến chứng".
Những lời hứa "có cánh" và sự thật khi điều trị
Tháng 4/2022, một môi giới liên hệ với tôi để làm phiên dịch cho một bệnh nhân ung thư từ Việt Nam sang điều trị. Bệnh nhân là ông N.N.A., phát hiện bệnh từ 3 tháng trước với chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 4. Ở Việt Nam, các bác sĩ đề xuất điều trị bằng thuốc đích kết hợp hóa trị. Nhưng ông từ chối v́ sợ tác dụng phụ và chọn sang Nhật Bản điều trị bằng phương pháp cấy tế bào tự thân để tăng khả năng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư.
Theo tư vấn của môi giới, với chi phí chỉ 1 tỷ đồng, bệnh nhân sẽ được điều trị tại bệnh viện và thực hiện các phương pháp điều trị không đau, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi sang Nhật, bệnh nhân chỉ được đưa đến khám tại một pḥng khám (Clinic) ở Tokyo. Pḥng khám này tọa lạc trong một khách sạn sang trọng nằm ở vị trí đắc địa ở Tokyo. Tôi đồng hành cùng ông suốt 5 tháng điều trị tại Nhật Bản. Người điều trị cho bệnh nhân là một bác sĩ, nh́n phong thái bên ngoài rất “chuẩn giáo sư, có vẻ rất uy tín".
Trong lúc chờ khám, bệnh nhân được bố trí ở khách sạn. Tuy nhiên, căn bệnh ung thư khiến ông thường xuyên đau đớn. Nh́n ông nhăn nhó, tôi hỏi bác sĩ người Nhật th́ được phát cho vài viên thuốc giảm đau. Khi bệnh nhân uống không đỡ, bác sĩ này lại cho vài gói thuốc trị đau dạ dày. Các thuốc này thông thường hay bán trong siêu thị.
Đến ngày đi khám, bệnh nhân đưa toàn bộ kết quả xét nghiệm, chụp chiếu ở Việt Nam nhưng đều bị từ chối và đi làm lại từ đầu. Khi có kết quả xét nghiệm, vị bác sĩ này khẳng định: "Tôi sẽ tiêu diệt sạch tế bào ung thư trong ṿng 6 tháng”. Người môi giới c̣n kể về nhiều bệnh nhân Đài Loan, Trung Quốc… đă khỏi bệnh sau khi điều trị tại đây để "thao túng tâm lư". Họ hứa hẹn điều trị 6 tháng không đau, không tác dụng phụ nên bệnh nhân A. quyết định đồng ư kư vào giấy xác nhận.
Điều này khiến tôi nghi ngờ bởi thực sự chữa được ung thư phổi giai đoạn cuối th́ tất cả bệnh nhân Nhật Bản đă vào đây điều trị. Nhưng bệnh nhân đang tin tưởng nên tôi im lặng, tôn trọng quyết định của ông.
Bước đầu tiên của quá tŕnh điều trị là lấy máu và tách máu để nuôi cấy tế bào. Đây cũng là công đoạn tốn tiền nhiều tiền nhất, với mức chi phí hơn khoảng 630 triệu đồng. Theo hướng dẫn của môi giới, sau khi tách máu, người bệnh cần chờ 2 tuần để nuôi cấy tế bào sau đó truyền lại vào chính nơi tế bào ung thư trú ngụ. Suốt thời gian này, bệnh nhân vẫn bị những cơn đau đớn hành hạ.
Tách lọc máu cho bệnh nhân ung thư tại một pḥng khám ở Tokyo, Nhât Bản. Ảnh: NVCC.
Từ đây bắt đầu hành tŕnh “lùa gà” của những người mang danh bác sĩ bắt đầu. Khi tôi liên hệ pḥng khám, bác sĩ đưa ra phương hướng tiêm tế bào gốc trực tiếp vào chỗ đau. Giá cho 5cc là 49.800 yen (khoảng 8,3 triệu đồng), kèm theo tiêm chống viêm 1.080 yen (1,8 triệu đồng) nhưng tiền tiêm trực tiếp vào chỗ đau là 44.000 yên (7,3 triệu đồng). Bệnh nhân được miễn phí 5cc đầu. Sau khi tiêm, bệnh nhân hết đau nhưng đến tối bên phía ngực và phổi trái lại đau quằn quại. Khi tôi liên hệ, bác sĩ chịu trách nhiệm điều trị cho bệnh nhân nói: "Do ung thư nên đành chịu".
Không thể chống chọi được cơn đau, tôi lại đưa ông tới pḥng khám. Bác sĩ thăm khám rồi chẩn đoán bệnh nhân có khả năng bị tràn dịch màng phổi và viêm màng phổi. Phác đồ điều trị có thể phải hút dịch màng phổi kết hợp tiêm thuốc chống viêm và tiêm tế bào gốc giảm đau. V́ bệnh nhân đau quá nên lúc này, bác sĩ bảo sao ông nghe vậy. Nhân viên thông báo phí điều trị hết 49.800 yen (khoảng 10 triệu đồng). Ông gật đầu đồng ư điều trị.
Sau hơn 1 tiếng, bệnh nhân được đưa ra ngoài. Khi thanh toán, chúng tôi rất bất ngờ v́ chi phí đội lên là 830.000 yen. Tôi yêu cầu giải thích th́ nhận được thông báo họ đă tiêm 15cc, vào 3 chỗ. Thấy có ǵ đó không đúng, tôi đă thay ông đ̣i lại công bằng. Sau một hồi tranh căi về tư vấn ban đầu chưa đến 10 triệu đồng, giờ tăng lên 15 lần, nhân viên ở đây đă thay đổi. Họ nói chúng tôi chỉ cần thanh toán 50%, rồi giảm xuống 30%. Thấy tôi dứt khoát, nhân viên đành sửa phiếu thu xuống c̣n 140.000 yen (khoảng 24 triệu đồng).
Vài ngày sau, bệnh nhân lại đau. Đến pḥng khám, bác sĩ lại được giải thích t́nh trạng này do ung thư, tiêm, chọc hút màng phổi. Rút kinh nghiệm từ lần trước, lần nào tôi cũng hỏi giá cả rơ ràng. Mỗi lần ông vào hút dịch rồi tiêm đều tốn vài chục triệu đồng, cộng thêm chi phí ăn, ở đi lại. Nếu có mức kinh tế trung b́nh, chắc bán nhà chắc cũng không thể theo được kiểu điều trị này.
Bệnh nhân thất vọng quay trở về Việt Nam
Hai tuần sau, pḥng khám thông báo đă có tế bào tự thân từ lần lấy máu trước. Lúc này, bệnh nhân rất mong được truyền tế bào gốc tăng sức đề kháng và diệt tế bào ung thư.
Trước khi truyền tế bào, chúng tôi có một buổi nói chuyện về chi phí. Bác sĩ báo xung quanh màng phổi trái có 23 ổ tế bào ung thư, phí tiêm trực tiếp vào từng tế bào th́ chi phí cho 1 vị trí tiêm là 220.000 yen (35 triệu đồng), nếu tiêm đủ 23 mũi sẽ tốn thêm cả tỷ đồng. Tôi hỏi môi giới xin giảm giá nhưng họ cho rằng chỉ riêng bác sĩ này mới tiêm được nên không giảm.
Tôi thắc mắc: "Người bệnh không mang cả bao tải tiền đi và c̣n điều trị lâu dài nên mong bác sĩ cân nhắc và đưa ra phác đồ hợp lư. Hơn nữa, một lúc tiêm 23 mũi kim vào màng phổi th́ sức nào chịu được".
Hôm sau, bác sĩ có đưa ra lại phác đồ chỉ tiêm vào 3 vị trí, được giải thích là “ổ nguồn” sinh ra tế bào ung thư, chỗ có nhiều tế bào ung thư và vết chọc để lấy tế bào đi sinh thiết, đồng thời kết hợp truyền tế bào vào tĩnh mạch. Ngày hôm đó, sau khi truyền tế bào đợt 1, bệnh nhân thanh toán hết gần 170 triệu đồng.
Sau khi truyền xong, bệnh nhân hy vọng sẽ có kết quả tốt, chờ 3 tháng truyền tiếp. Ông về Việt Nam uống thuốc đích và kết hợp hút dịch màng phổi, điều trị chống viêm. Ngày quay lại Nhật, ông được chỉ định đi chụp CT. So sánh kết quả hiện tại và 3 tháng trước của bệnh nhân, người này kết luận: “Kết quả không xấu cũng không tốt lên. Nhưng chỉ số CEA tăng cao quá nên tôi khuyên anh nên về Việt Nam hoặc sang Mỹ điều trị kết hợp với phương pháp dùng thuốc ung thư hay xạ trị th́ tốt hơn".
Tôi đưa ra video về việc bác sĩ từng hứa điều trị khỏi trong 6 tháng, người này chỉ cúi đầu. Ông nói: “Tôi xin lỗi, tôi chỉ có thể điều trị bằng phương pháp miễn dịch và giúp bệnh nhân nâng cao miễn dịch để pḥng chống ung thư. Phương pháp này phải truyền tế bào nhiều lần chứ một lần th́ chưa cho ra được kết quả. C̣n về điều trị ung thư như thế nào tôi không rơ lắm. Nếu anh muốn biết giờ anh nên điều trị như thế nào tôi sẽ gửi máu và kết quả sinh thiết của anh sang hội ung thư bên Hy Lạp để họ t́m ra phương pháp điều trị cho anh. Sẽ mất 60 man (100 triệu đồng) phí và mất thời gian".
Khi có lịch truyền tế bào gốc lần thứ 2, bác sĩ lại yêu cầu bệnh nhân phải tiêm thêm thuốc chống viêm vào màng phổi. Số tiền thuốc chống viêm lên tới 140 triệu đồng. Dù bệnh nhân không c̣n viêm phổi nhưng pḥng khám nhất quyết không đồng ư tiêm riêng tế bào gốc. Thất vọng hoàn toàn, ông A. quyết định bỏ số tế bào gốc đă nuôi cấy, đổi vé máy bay về nước sớm hơn dự định.
Tôi có mở lời với để ông mang hồ sơ bệnh án đến bệnh viện nghiên cứu điều trị ung thư công lập tại Nhật v́ tôi đă từng đi phiên dịch ở đó để họ xem có cách nào chữa trị được không nhưng bệnh nhân chia sẻ: “Thôi chú về Việt Nam, các bác sĩ ở Việt Nam cũng nhiệt t́nh". Hơn một tháng sau, tôi nhắn tin hỏi thăm ông nhưng không ai trả lời. Cuối cùng, em trai ông đă nhắn tin báo ông đă qua đời.
Người đàn ông này đă mất 2 tỷ đồng mang theo hy vọng sang Nhật Bản điều trị ung thư theo lời dụ dỗ của "c̣ mồi", nhưng cuối cùng ông lại nhận về không chỉ sự đau đớn mà c̣n là cú sốc về tâm lư. Khi làm phiên dịch y tế, tôi đă chứng kiến những câu chuyện đau ḷng khi người Việt Nam sang Nhật chữa bệnh. Môi giới thường chỉ kư hợp đồng với các pḥng khám nhưng lại tư vấn cho khách hàng đó là bệnh viện. Họ đánh tráo khái niệm "Clinic" gọi là bệnh viện. Nếu người bệnh không nắm rơ thông tin, không t́m hiểu kỹ chắc chắn sẽ mất tiền và rơi vào cạm bẫy.
VietBF@sưu tập