Egisto Ott, đặc vụ của Văn pḥng Liên bang Áo về Bảo vệ Hiến pháp và Chống khủng bố (BVT) vừa bị bắt giữ v́ bị nghi ngờ làm gián điệp cho Nga giữa bối cảnh phương Tây đang "mất ăn mất ngủ" v́ Mosow đẩy mạnh chiến dịch do thám của ḿnh.
Moscow đẩy mạnh do thám các nước châu Âu đồng minh của Ukraine được cho là đang khiến phương Tây "mất ăn mất ngủ". Ảnh minh họa IT
Tờ Der Standard của Áo đưa tin hôm 31/3 rằng, các cơ quan thực thi pháp luật của Áo vốn đă tiến hành một cuộc điều tra bí mật nhắm vào Ott kể từ năm 2017, xem xét các cáo buộc lạm dụng chức vụ, hoạt động t́nh báo hai mang bí mật gây tổn hại cho Áo. Hiện Ott đang bị giam giữ tại trung tâm tạm giam.
Vụ bắt giữ diễn ra sau thông tin Ott đă cung cấp cho điệp viên Nga nội dung cuộc điện đàm của các quan chức cấp cao.
Cựu con rể của ông Ott, người bị cáo buộc liên quan đến việc tiến tŕnh gián điệp nói trên cũng bị bắt. Nhà của cả hai nghi phạm đă bị khám xét.
Cơ quan chức năng cũng tiết lộ mối quan hệ bí mật của Ott với Jan Marsalek, cựu thành viên hội đồng quản trị Wirecard. Ott bị cáo buộc đă giúp Marsalek thành lập một chi nhánh gián điệp cho Nga trong BVT. BVT hiện đă bị giải tán.
Vụ bắt giữ Egisto Ott diễn ra trong bối cảnh các nhà quan sát cảnh báo Nga đă tái khởi động thành công các hoạt động gián điệp chống lại phương Tây sau khi hàng trăm đặc vụ của nước này bị trục xuất khỏi châu Âu và Mỹ trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Các nhà quan sát cảnh báo rằng Điện Kremlin đang sử dụng một mạng lưới điệp viên mới được tuyển dụng để xâm nhập vào các quốc gia châu Âu.
Viện Các dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) mới đây cảnh báo rằng cơ quan t́nh báo quân sự Nga, GRU đă tái cơ cấu cách quản lư, tuyển dụng và huấn luyện điệp viên và cũng đang xây dựng lại đội ngũ hỗ trợ để có thể đưa các gián điệp của họ vào các nước Châu Âu.
Một nhiệm vụ thành công của gián điệp Nga gần đây được cho là vụ sát hại ông Maxim Kuzminov, một phi công trực thăng Nga đă đào tẩu sang Ukraine vào tháng 8/2023. Ông Kuzimov chuyển đến Tây Ban Nha và bắt đầu cuộc sống mới dưới danh tính giả. Tuy nhiên, tháng trước, thi thể đầy vết thương của ông được t́m thấy tại một băi đậu xe ở thị trấn Villajoyosa phía nam Tây Ban Nha. Chiếc xe phi công Nga đào tẩu bị đốt cháy được t́m thấy gần đó. Giám đốc cơ quan t́nh báo nước ngoài của Nga thời điểm đó tuyên bố, cái chết của phi công Kuzminov là sự trừng phạt cho việc ông này đă phản bội lại đất nước, đào tẩu sang phương Tây.
Nhà phân tích cho rằng, vụ ám sát phi công Kuzminov là ví dụ mới nhất về sự hồi sinh của các hoạt động t́nh báo của Moscow kể từ khi các chính phủ các nước châu Âu trục xuất khoảng 600 người t́nh nghi là gián điệp của Điện Kremlin sau khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt vào Ukraine tháng 2/2022.
Ngoài ra, tháng trước, Nga cũng gây bất ngờ và xôn xao khi đă nghe lén được một cuộc tṛ chuyện nhạy cảm giữa các quan chức không quân cấp cao của Đức thảo luận về việc cung cấp tên lửa tầm xa “Taurus” cho Ukraine. Đoạn ghi âm được đài truyền h́nh nhà nước Nga RT công bố, gây ra nhiều tranh căi ngoại giao thời điểm đó.
“Người châu Âu đă có cảm giác an toàn khi các điệp viên Nga bị trục xuất và khả năng gián điệp của họ đă bị hạn chế đáng kể. Nhưng vấn đề là họ chưa bị hạn chế như vậy. Họ đang mạnh bao giờ hết”, bà Marina Miron, nhà phân tích tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh của Đại học Kings College London b́nh luận.
Trong khi đó, RUSI cảnh báo Nga có lợi và đang tích cực tiến hành các chiến dịch gián điệp nhằm gây bất ổn cho các đối tác phương Tây của Ukraine giữa bối cảnh hàng loạt cuộc bầu cử sắp diễn ra trên khắp châu Âu.
Ông Oleksandr V. Danylyuk, một cộng tác viên tại RUSI nhấn mạnh, người Nga “vẫn đầu tư hàng tỷ USD vào các hoạt động t́nh báo ở châu Âu, đầu tư hàng tỷ USD khác vào các tổ chức giúp họ thực hiện các kế hoạch chính trị.
Các cơ quan t́nh báo của Moscow cũng được cho là ngày càng ưa thích hoạt động từ xa, sử dụng các gián điệp không phải người Nga để thực hiện các nhiệm vụ do thám.
“Điều thực sự rất quan trọng đối với các hoạt động t́nh báo là khả năng chối bỏ sự hỗ trợ của chính phủ”, ông Danylyuk nói thêm.
VietBF@ Sưu tập