Hơn chục quan chức, công dân Ukraine cộng tác và trung thành với Điện Kremlin đă bị tấn công và tiêu diệt trong một chiến dịch ám sát bí mật của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Thiếu tướng Vasyl Malyuk, người đứng đầu SBU tuyên bố.
Thiếu tướng Vasyl Malyuk, người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine (SBU). Ảnh Kyiv Post
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ với đài truyền h́nh quốc gia ICTV, tướng Malyuk cho biết, kể từ khi cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, các đặc vụ bí mật đă nhắm mục tiêu vào “rất nhiều” công dân Ukraine hợp tác, trung thành với Moscow, hoạt động sâu trong pḥng tuyến của “Nga” và kể cả trên lănh thổ nước Nga.
Ông Malyuk tiết lộ rằng, chiến dịch ám sát, được tiến hành thông qua mạng lưới các điệp viên bí mật và các hoạt động bí mật, đă ưu tiên "xử" các công dân Ukraine hợp tác với chính quyền chiếm đóng của Điện Kremlin nhưng về mặt chính thức, Kiev không thể thừa nhận và chịu trách nhiệm về các vụ ám sát cũng như các âm mưu ám sát.
“Về mặt chính thức, chúng tôi sẽ không thừa nhận điều này. Nhưng đồng thời, tôi có thể cung cấp một số chi tiết", ông Malyuk nói.
Theo đó, trong cuộc phỏng vấn, Kyiv Post cho biết, ông Malyuk đă cung cấp thông tin chi tiết về nhiều vụ ám sát và các quy tŕnh được chính phủ Ukraine ngầm "bật đèn xanh" để thực hiện các vụ ám sát này.
Theo ông Malyuk, quy tŕnh diễn ra như sau: Trước khi lên kế hoạch và thực hiện một vụ ám sát, lănh đạo SBU hợp tác với các cơ quan t́nh báo và thực thi pháp luật cấp quốc gia để xác định mục tiêu và xác nhận mục tiêu đó phải chịu trách nhiệm về các hoạt động giết hại hoặc làm bị thương người Ukraine.
Ông Malyuk tiết lộ, một trong những mục tiêu là Vladlen Tatarsky, phóng viên chiến trường kiêm nhà tuyên truyền ủng hộ Điện Kremlin sinh ra ở Ukraine. Tatarsky bị nhắm đến v́ từng chiến đấu chống lại quân đội Ukraine vào năm 2014-2016, và tiếp tục kêu gọi chống lại Ukraine.
Ông Malyuk cho biết, một bức tượng chứa đầy chất nổ đă được gửi tới và giết chết Tatarsky trong một quán cà phê ở St. Petersburg vào ngày 2/4/2023. Các đặc vụ Ukraine đă lừa được một phụ nữ trẻ để giao bức tượng cho Tatarsky.
Một mục tiêu khác là cựu thành viên quốc hội Ukraine Illia Kyva, một nhà phê b́nh Ukraine và đă chạy trốn khỏi Ukraine khi xung đột bùng nổ vào tháng 2/2022. Kyva đă bị một sát thủ bắn chết tại một ngôi làng phía tây Moscow vào ngày 6/12/2023. Ông Malyuk cho biết, Kyva bị kết tội phản quốc và đang tiếp tục các hoạt động chống Ukraine, hợp tác với Cơ quan an ninh Nga FSB.
Trường hợp khác là công dân Ukraine Zakhar Prelepin, một quan chức cảnh sát cấp cao trong chính phủ “ly khai” được Điện Kremlin hậu thuẫn ở vùng Lugansk phía đông Ukraine. Prelepin bị nhắm đến v́ từng phục vụ ở cấp cao nhất trong cơ quan thực thi pháp luật Ukraine trước khi đầu hàng và chuyển sang làm việc cho Moscow.
Prelepin đă sống sót sau vụ ám sát bằng ḿn chống tăng ngày 16 tháng 9 năm 2022, giết chết một số cảnh sát khác đang tập trung tại một ngôi nhà nông thôn ở vùng Lugansk, nhưng bị thương nặng.
Igor Kornet, sĩ quan cảnh sát cấp cao ở Lugansk, cũng bị thương nặng sau vụ nổ bom vào ngày 15 tháng 5 năm 2023 tại một tiệm cắt tóc trong khu vực.
Tuy nhiên, theo thiếu tướng Malyuk, một trong những vụ ám sát nổi bật nhất là nhằm vào triết gia chính trị người Nga - người được cho là có mối quan hệ thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Aleksandr Dugin. Người đứng đầu SBU thừa nhận, vụ ám sát đă thất bại khi ông Dugin đổi xe với con gái vào ngày 20 tháng 8 năm 2022. Chiếc xe đă bị nổ tung do bị đặc vụ Ukraine cài bom, giết chết con gái của Dugin.
Thiếu tướng Malyuk cảnh báo, các vụ ám sát nhắm vào các quan chức hợp tác với quân đội Nga có nhiều khả năng sẽ xảy ra nhiều hơn nữa.
Người đứng đầu SBU cũng nhấn mạnh, ngoài các vụ ám sát và thu thập thông tin t́nh báo, SBU c̣n đang thực hiện một chiến dịch tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga bằng máy bay không người lái tự sát tầm xa. Các cuộc tấn công bắt đầu vào đầu năm 2024 đă nhắm vào tất cả 15 nhà máy lọc dầu Nga và trong khoảng 10 tuần, các cuộc tấn công đă khiến sản lượng sản phẩm dầu mỏ của Nga giảm 12%. Các cuộc tấn công cũng buộc Điện Kremlin phải ban bố lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu xăng dầu có hiệu lực từ ngày 1/3.
Sau cuộc phỏng vấn trên, một ṭa án ở Moscow đă ban hành lệnh bắt giữ ông Malyuk hôm thứ Ba 26/3 với cáo buộc ông tham gia vào “các hành động khủng bố” vi phạm luật pháp Liên bang Nga.
VietBF@ Sưu tập