Các bức ảnh chụp ông Macron đấm bao cát đă khiến dư luận khắp châu Âu phải "nhướn mày". Chúng được cho là thông điệp gửi tới ông Putin giữa lúc Pháp kêu gọi đưa quân tới Ukraine.
Tổng thống Pháp với bức ảnh "dậy sóng" châu Âu
"Răng nghiến chặt, lông mày nhíu lại, bắp tay ph́nh ra" – Đó là những ǵ hăng thông tấn AP mô tả về những bức ảnh mới nhất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang gây xôn xao khắp châu Âu.
Sau khi được công bố qua mạng xă hội ngày 21/3, các bức ảnh chụp ông Macron đấm bao cát đă khiến dư luận khắp châu Âu phải "nhướn mày", bởi chúng xuất hiện đúng vào lúc Tổng thống Pháp đang kêu gọi châu Âu tăng cường phản ứng trước cuộc chiến của Nga với Ukraine và tuyên bố về ư định đưa quân tới hỗ trợ Kiev.
Một số người tại Pháp cho rằng ông Macron – 46 tuổi – trông giống như một "chiến binh" và so sánh ông với những anh hùng điện ảnh như Rocky Balboa và nhân vật của Robert DeNiro trong "Raging Bull".
Có ư kiến lại nhận định rằng, các bức ảnh cho thấy ông Macron đang chuẩn bị đối đầu với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
"Thông điệp này dành cho Vladimir Putin" – Ông Philippe Moreau-Chevrolet, giáo sư tại trường đại học Sciences-Po ở Paris nhận định trên tờ Le Parisien (Pháp). Chevrolet cho rằng, Tổng thống Macron muốn chứng tỏ rằng ḿnh đích thực "đang tham gia cuộc chiến".
Trong khi đó, cây viết Daniel Johnson của tờ Telegraph lại gọi ông Macron là "kẻ đạo mạo" với lư do "các Tổng thống trước đây, những anh hùng như Tướng de Gaulle không cảm thấy cần thiết phải khoe khoang".
Văn pḥng của ông Macron từ chối b́nh luận về những bức ảnh này. Song, nhiều người dùng trên mạng xă hội cho rằng chúng phản ánh sức ép của ông Macron đối với các nước phương Tây khác nhằm ủng hộ Ukraine mạnh mẽ hơn trước Nga, trong bối cảnh cuộc chiến giữa hai phía đă bước sang năm thứ ba.
Trong phát biểu vào tháng trước, ông Macron cho rằng "không thể loại trừ khả năng phương Tây đưa quân tới Ukraine" – một ư tưởng khiến các nhà lănh đạo khác của phương Tây phản đối kịch liệt.
Theo AP, trong lịch sử đă có nhiều nhà lănh đạo sử dụng h́nh ảnh để thể hiện sự cứng rắn, nam tính và sức mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nổi tiếng với h́nh ảnh ḿnh trần cưỡi ngựa, và nhiều lần thể hiện kỹ năng judo. Trong khi đó, các cựu Tổng thống Mỹ như Ronald Reagan và George W. Bush xuất hiện với h́nh ảnh đội mũ và đi ủng cao bồi, đôi khi cưỡi ngựa.
Ông Macron là người nhận thức rơ sức mạnh của nội dung trực quan trong việc truyền tải thông điệp qua h́nh ảnh. Ông cũng là Tổng thống Pháp đầu tiên sử dụng rộng răi mạng xă hội.
Năm 2017, ông Macron từng tham gia "cuộc đối đầu qua bắt tay"với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Brussels năm 2017. Trước các nhiếp ảnh gia, hai nhà lănh đạo nhắm mắt, nắm chặt tay và không chịu buông ra ngay cả khi các đốt ngón tay của họ đă trở nên trắng bệch.
Tới một thời điểm, ông Trump dường như đă sẵn sàng rút lui, nhưng ông Macron th́ không. Ông siết bàn tay thêm vài giây nữa, quai hàm của cả 2 chính trị gia "dường như nghiến chặt lại".
"Cái bắt tay của tôi với ông Trump không hề đơn thuần (chỉ là bắt tay)" – Ông Macron nói với tờ Le Journal du Dimanche.
"Phải thể hiện rằng bạn sẽ không nhượng bộ, dù nhỏ, nhưng cũng không nên làm quá lên mọi thứ" – Ông Macron cho hay.
Nga cảnh báo Pháp về đ̣n giáng "không thể phục hồi"
Giữa thông điệp đầy ẩn ư của Tổng thống Macron, Nga đă tiếp tục phát đi "cảnh báo đỏ" đối với ư định "đưa quân tới Ukraine" của Paris.
Ông Macron đăng ảnh
Điện Kremlin đă cảnh báo về hậu quả "không thể phục hồi" đối với các phía có ư định đưa lực lượng quân sự tới Ukraine. Ảnh: Reuters
Hăng thông tấn TASS ngày 21/3 dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo, sự xuất hiện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại Ukraine sẽ "dẫn tới những hậu quả cực kỳ tiêu cực, thậm chí không thể phục hồi" cho những nước đang có ư định làm theo ư tưởng của Paris.
"Việc đưa lực lượng quân sự nước ngoài tới Ukraine sẽ gây ra những hệ quả rất tiêu cực, thậm chí không thể phục hồi" – Ông Peskov đáp lại yêu cầu b́nh luận về việc Pháp đang cân nhắc gửi lực lượng quân sự châu Âu tới các khu vực của Ukraine giáp ranh Belarus.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng đưa lực lượng tác chiến trên bộ của các nước phương Tây tới Ukraine. Giám đốc Cơ quan T́nh báo Đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin cho biết, đội quân của Pháp bước đầu có thể lên tới 2.000 người.
Bước sang ngày 22/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko tiếp tục cảnh báo: "Chúng tôi không khuyến nghị bất cứ bên nào kiểm tra mức độ sẵn sàng của đất nước chúng tôi trong việc đưa ra phản ứng thích đáng và mạnh mẽ".
Ông Grushko chỉ ra rằng, phần lớn các nhà lănh đạo NATO đang lo ngại về khả năng đối đầu trực diện với Nga. Do đó, họ muốn tiếp tục cuộc chiến tranh phức hợp mà phương Tây đă khởi xướng và đang chỉ đạo tiến hành "dưới nhiều h́nh thức khác nhau".
"Tuy nhiên, nguy cơ của một xung đột như vậy sẽ tăng lên nhiều lần nếu các quốc gia NATO riêng lẻ cố gắng một cách công khai tiến vào Ukraine một ḿnh hoặc như một phần của liên minh, tương tự điều mà Tổng thống Pháp đă tuyên bố" – Ông Grushko nhấn mạnh.
Đáp lại các động thái của phương Tây, Nga cũng đang tiến hành các kế hoạch quân sự nhằm "phát triển các biện pháp đảm bảo an ninh trong bất cứ t́nh huống nào".
VietBF@ Sưu tập