Quan hệ Mỹ-Israel có dấu hiệu đi xuống trong thời gian qua, khi giới lănh đạo hai nước liên tục bất đồng về cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza.
Trong lịch sử hơn nửa thế kỷ của mối quan hệ Mỹ-Israel, hiếm có giai đoạn nào mà quan hệ hai nước chứng kiến nhiều biến động như hiện tại, theo tờ The Wall Street Journal.
Kể từ khi xung đột Israel-Hamas bắt đầu vào tháng 10-2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đă nhiều lần gọi mối quan hệ Mỹ-Israel là không thể phá vỡ. Tuy nhiên, mối quan hệ cá nhân gần 50 năm giữa ông với Thủ tướng Israel – ông Benjamin Netanyahu ngày càng xấu đi, một phần do quan điểm khác nhau về cuộc chiến ở Gaza.
Mối quan hệ căng thẳng giữa ông Biden và ông Netanyahu cho thấy quan hệ Mỹ-Israel đang chuyển biến theo chiều hướng xấu, khi xung đột giữa Israel-Hamas vẫn kéo dài. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về tính vững chắc của mối quan hệ đồng minh thân thiết này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại cuộc gặp ở Tel Aviv (Israel) vào tháng 10-2023. Ảnh: GETTY IMAGES
Những bất đồng nối tiếp nhau
Những bất đồng trong quan hệ Mỹ-Israel bắt đầu xuất hiện vào tháng 11-2023, xoay quanh việc bên nào sẽ quản lư Gaza sau khi xung đột Israel-Hamas kết thúc.
Tờ Washington Post từng dẫn lời ông Biden rằng quyền quản lư Dải Gaza và Bờ Tây sau cuộc xung đột Israel-Hamas nên thuộc về chính quyền Palestine.
“Khi chúng ta cố gắng hướng tới ḥa b́nh, Gaza và Bờ Tây nên được thống nhất dưới một cơ cấu quản trị duy nhất, cuối cùng là dưới sự quản lư của chính quyền Palestine, v́ tất cả chúng ta đều nỗ lực hướng tới giải pháp hai nhà nước. Không được phép cưỡng bức di dời người Palestine khỏi Gaza, không tái chiếm, không bao vây, phong tỏa cũng như không thu hẹp lănh thổ” – ông Biden nói.
Sau đó, ông Netanyahu lên tiếng phản đối kế hoạch của ông Biden về việc để chính quyền Palestine quản lư Gaza.
“Tôi nghĩ rằng chính quyền Palestine với h́nh thức hiện tại không có khả năng nhận trách nhiệm về Gaza” – ông Netanyahu nói trong cuộc họp báo hôm 18-11.
Tiếp sau đó, trả lời phỏng vấn đài MSNBC hôm 9-3, ông Biden đă chỉ trích ông Netanyahu v́ những chiến lược hiện tại của Israel khiến thương vong dân thường ngày càng tăng ở Gaza.
“Ông [Netanyahu] có quyền bảo vệ Israel, có quyền tiếp tục truy t́m Hamas, nhưng ông ấy phải quan tâm nhiều hơn đến những sinh mạng vô tội” – ông Biden nói.
Theo The New York Times, ông Biden dường như cũng chỉ trích chiến lược quân sự của Israel hiện tại,
“Theo quan điểm của tôi, ông [Netanyahu] đang làm tổn thương Israel nhiều hơn là giúp đỡ Israel. Nó trái ngược với những ǵ Israel đại diện và tôi nghĩ đó là một sai lầm lớn. V́ vậy, tôi muốn thấy một thỏa thuận ngừng bắn” – tổng thống Mỹ nói.
Đáp lại, trả lời phỏng vấn tờ Politico (được phát sóng tối 10-3), ông Netanyahu cho rằng các chính sách hiện tại của ông đại diện cho “đại đa số” người Israel.
“Tôi không biết chính xác ư của ngài tổng thống [ông Biden] là ǵ. Nhưng nếu ông ấy nói rằng tôi đang theo đuổi các chính sách riêng tư chống lại mong muốn của đa số người Israel và điều này gây tổn hại đến lợi ích của Israel th́ ông ấy đă sai” – ông Netanyahu nói.
Tuy nhiên, bất đồng giữa Mỹ và Israel giờ đây không c̣n đơn thuần là sự trái ngược quan điểm trong một số vấn đề giữa ông Biden và ông Netanyahu. Các nhà lập pháp Mỹ cũng bắt đầu lên tiếng chỉ trích thủ tướng Israel.
Ngày 14-3, Lănh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử mới ở Israel, trong khi chỉ trích Thủ tướng Israel – ông Benjamin Netanyahu là một trở ngại cho ḥa b́nh, theo hăng tin Reuters.
Đáp lại, ông Netanyahu cho rằng đề nghị này "hoàn toàn không phù hợp".
“Tôi nghĩ những ǵ ông ấy nói là hoàn toàn không phù hợp. Thật không phù hợp khi [ông ấy] nói về một nền dân chủ như vậy và cố gắng thay thế ban lănh đạo được bầu ở đó” – ông Netanyahu nói với CNN.
Phần ḿnh, ông Biden cho rằng ông Schumer đă có “một bài phát biểu hay”, phản ánh mối quan ngại của nhiều người Mỹ.
Quan hệ đi xuống
Theo The Wall Street Journal, mối quan hệ Mỹ-Israel đă được coi là bất khả xâm phạm trong nhiều năm qua.
Lần gần nhất quan hệ Mỹ-Israel xấu đi là trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama. Khi ấy, ông Netanyahu nói rằng ông sẽ không bao giờ chấp nhận giải pháp hai nhà nước và lên án thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga cùng với Đức).
Về mối quan hệ hiện tại, dù có nhiều bất đồng trong quan điểm với ông Netanyahu, ông Biden vẫn khẳng định ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến của Israel nhằm chống Hamas và nhấn mạnh sẽ không bao giờ bỏ rơi Israel.
Ông Martin Indyk – cựu đại sứ Mỹ tại Israel – cho biết mối quan hệ giữa ông Biden và ông Netanyahu là “con đường một chiều”. Theo ông Indyk, ông Biden ủng hộ Israel với một số yêu cầu chính trị nhưng những yêu cầu này của ông Biden đă bị Israel từ chối.
“Thủ tướng Netanyahu thiếu linh hoạt và có xu hướng đối đầu đến mức Tổng thống Biden phải đưa ra lập trường [có phần cứng rắn]” – ông Indyk nói.
Ông Indyk cũng cho rằng sự rạn nứt trong quan điểm về thương vong dân sự là một vấn đề nghiêm trọng đối với quan hệ Mỹ-Israel.
“Nếu ông Netanyahu lo lắng về mối quan hệ Mỹ-Israel, ông ấy sẽ không bao giờ để mọi thứ xấu đi như thời điểm này” – ông Indyk nêu quan điểm.
Ông Netanyahu chào đón ông Biden trong cuộc gặp hồi tháng 10-2023. Ảnh: AFP
Trong khi đó, ông Itamar Rabinovich – cựu đại sứ Israel tại Mỹ – cho rằng: “Có một cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa hai nước”.
Đồng t́nh, ông Michael Oren – đại sứ Israel tại Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Obama – cho biết: “Đây là một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Israel”.
Ông Oren cho rằng cuộc khủng hoảng này có thể đă dẫn đến việc thay đổi viện trợ vũ khí mà Mỹ dành cho Israel.
“Số lượng hàng viện trợ vẫn giữ nguyên, nhưng bản chất của việc viện trợ đă thay đổi” – ông Oren nói.