Chủ đề kinh tế vốn là thế mạnh của ông Trump lại được đem ra luận bàn trong cuộc so găng gần đây giữa hai ứng viên Tổng thống, nhưng có vẻ lần này, ông Biden chưa hẳn ở kèo dưới. Tuy nhiên, quyết định từ phía cử tri vẫn là điều quan trọng nhất trên đường đua vào Nhà Trắng năm nay.
“Hôm nay bạn có khá giả hơn so với 4 năm trước hay không?”
Đây là câu hỏi dành cho những người ủng hộ ông mà cựu Tổng thống Donald Trump đă đăng tải trên nền tảng mạng xă hội Truth Social vào ngày 18/2.
Câu hỏi “bạn có khá giả hơn không” bắt nguồn từ cuộc chạy đua tổng thống năm 1980, khi ông Ronald Reagan trực tiếp chất vấn tổng thống đương nhiệm lúc bấy giờ là ông Jimmy Carter trong một cuộc tranh luận trên sóng truyền h́nh. Chính câu hỏi hiểm hóc này đă trở thành bệ phóng đưa ông Reagan vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử năm đó; đồng thời khẳng định tầm quan trọng của vấn đề kinh tế đối với cử tri Mỹ.
Ông Trump – vốn xuất thân là một doanh nhân, có sở trường về quản lư kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của Mỹ tương đối mạnh mẽ, vượt mức 2% trong mỗi 3 năm đầu tiên sau khi ông Trump lên nắm quyền. Đặc biệt, tuy tăng trưởng kinh tế đă giảm từ 2,9% vào năm 2018 xuống c̣n 2,3% vào năm 2019 do t́nh h́nh đại dịch nhưng con số này vẫn cao hơn so với các nền kinh tế lớn khác.
Về chính sách kinh tế, ông Donald Trump được ủng hộ cao hơn so với đối thủ Joe Biden, với tỷ lệ 52% - 41%, theo một nghiên cứu được công bố vào cuối năm ngoái. Theo một cuộc thăm ḍ của AP-NORC vào tháng 2, chỉ 24% người Mỹ cho biết họ trở nên khá giả sau khi ông Biden trở thành Tổng thống, trong khi 41% cho biết t́nh trạng kinh tế của họ đă xuống dốc và 34% ở phe trung lập.
“Dưới thời chính quyền Trump, bạn khá giả hơn, gia đ́nh bạn khá giả hơn, hàng xóm của bạn khá giả hơn, cộng đồng của bạn khá giả hơn, và đất nước của chúng ta ngày càng khá giả hơn. Đó là điều chắc chắn,” ông Trump phát biểu tại một sự kiện tranh cử trong tháng này.
Cựu Tổng thống cũng lên tiếng chỉ trích đối thủ Joe Biden v́ đă đẩy nước Mỹ vào “những cuộc chiến mà lẽ ra sẽ không bao giờ xảy ra”.
“Nga sẽ không bao giờ tấn công Ukraine. Hamas sẽ không bao giờ tấn công Israel. Và nước Mỹ sẽ không bị lạm phát như hiện nay”, ông Trump nói.
“Hăy xem xét lại quá khứ”
Trước câu hỏi của đối thủ Donald Trump, ông Joe Biden đă nhanh chóng lên tiếng đáp trả.
“Tôi rất vui v́ ông Trump đă hỏi câu hỏi đó, v́ tôi hy vọng mọi người hăy dành một chút thời gian để nghĩ về thời điểm tháng 3/2020”, ông Biden phát biểu trước cử tri trong buổi gây quỹ tại Texas trong tuần này.
Ông Biden gợi nhắc lại những khoảnh khắc đen tối từ những ngày đầu của đại dịch, khi ông Trump c̣n đang nắm quyền. Các pḥng cấp cứu của bệnh viện luôn trong tŕnh trạng quá tải, các y bác sĩ phải liều mạng để chăm sóc người bệnh trong t́nh khan hiếm vật tư y tế. Có thời điểm, Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao nhất thể giới.
Nước Mỹ phải đóng cửa do đại dịch. Tại xứ sở cờ hoa lúc bấy giờ, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm và các kệ hàng trống rỗng.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm cho rằng người tiền nhiệm đă phớt lờ lời khuyên của các chuyên gia y tế công cộng và áp dụng các phương pháp điều trị chưa được chứng minh cho công chúng; khiến t́nh h́nh trở nên xấu đi. Đồng thời, đội ngũ vận động tranh cử của ông Biden đă phát hành một video tổng hợp một số khoảnh khắc gây tranh căi nhất của đối thủ Donald Trump trong năm 2020; bao gồm những b́nh luận tự đề cao bản thân và thái độ thờ ơ của ông Trump trước hiểm họa khôn lường của đại dịch Covid-19.
Tổng thống Joe Biden cũng chỉ trích đối thủ Donald Trump quá ch́m đắm trong hào quang của bản thân mà không để ư tới những rủi ro có thể xảy đến – sai lầm mà ông Trump đă mắc phải trong nhiệm kỳ của ḿnh.
“Vấn đề không phải là quay lại thời điểm mà ông Trump đă chiến thắng. Vấn đề nằm ở cách mà người lănh đạo sẽ dẫn dắt nước Mỹ ”, ông Biden nói.
Câu trả lời của cử tri
4 năm trước, cựu Tổng thống Donald Trump mất điểm trước cử tri v́ đại dịch Covid-19 đă khiến hơn 1,1 triệu người Mỹ thiệt mạng. Tiếp nhận nước Mỹ từ tay người tiền nhiệm, bản thân Tổng thống Joe Biden cũng phải vật lộn để ngăn chặn sự phát triển của các biến thể mới trong cộng đồng. Cả hai Tổng thống đều gặp khó khăn trước vấn đề kinh tế trong thời kỳ đại dịch. Theo Văn pḥng Quản lư và Ngân sách, thâm hụt ngân sách lên tới 3,1 ngh́n tỷ USD vào năm 2020 (thời kỳ ông Donald Trump) và gần 2,8 ngh́n tỷ USD vào năm 2021 (thời kỳ ông Joe Biden).
Theo chiến lược gia Alex Conant của Đảng Cộng ḥa, hai ứng cử viên Tổng thống đều có những mặt tốt và chưa tốt trong thời kỳ nắm quyền của ḿnh: “Không ai đổ lỗi cho ông Trump v́ đă để dịch bệnh xảy ra hay ghi công ông v́ đă tạo ra loại vắc xin đă chấm dứt đại dịch. Nền kinh tế Mỹ đă hồi phục dưới thời ông Biden nhưng vẫn không đủ để làm hài ḷng cử tri”.
“Hầu hết cử tri chưa thể đưa ra câu hỏi rơ ràng cho câu hỏi của ông Trump. Đó là lư do tại sao kết quả của cuộc bầu cử vẫn là một ẩn số”, ông Conant nói thêm.
VietBF@ sưu tập
|