Căn cứ không quân Langley bị loạt drone không rơ nguồn gốc xâm nhập trong nhiều tuần, khiến Mỹ phải điều động nhiều nguồn lực đối phó.
Truyền thông Mỹ cho biết nhiều máy bay không người lái cỡ nhỏ (drone) hoạt động bên trong căn cứ không quân Langley của Mỹ trong nhiều tuần của tháng 12/2023, nhưng giới chức nước này không rơ ai là bên vận hành.
Hoạt động xâm nhập bằng drone dai dẳng và gây rắc rối đến mức giới chức Mỹ phải điều động nhiều khí tài để đối phó, trong đó có trinh sát cơ chiến lược đặc biệt WB-57F của NASA. Không quân Mỹ ngày 15/3 xác nhận thông tin về vụ xâm nhập.
"Chúng tôi lần đầu ghi nhận drone xâm nhập vào tối 6/12/2023 và hoạt động này diễn ra trong suốt tháng đó. Số lượng, kích thước và chủng loại drone trong những lần xâm nhập khác nhau", phát ngôn viên của căn cứ không quân Langley cho biết.
Người này khẳng định không có hành vi thù địch trong bất cứ vụ xâm nhập nào, song các vật thể hoạt động trong không phận của căn cứ Langley "có thể đe dọa an toàn bay".
Căn cứ Langley ở bang Virginia, nằm trong khu vực chiến lược bậc nhất nước Mỹ. Đây là nơi đóng quân của không đoàn tiêm kích số 1 và số 192, những đơn vị vận hành tiêm kích tàng h́nh F-22 của Mỹ.
Nhiệm vụ của lực lượng tại căn cứ Langley là duy tŕ năng lực triển khai nhanh chóng trên toàn cầu và chiếm ưu thế trên không cho quân đội Mỹ cùng đồng minh.
Tiêm kích F-22 tại căn cứ không quân Langley, bang Virginia, Mỹ tháng 11/2020. Ảnh: USAF
"Làn sóng xâm nhập của số drone nói trên cho thấy mối đe dọa gia tăng từ phương tiện bay không người lái trong và ngoài chiến trường truyền thống, cũng như đối với hạ tầng quân sự và dân sự trọng yếu", biên tập viên Joseph Trevithick và Tyler Rogoway của TWZ nhận định.
Không quân Mỹ chưa tiết lộ thêm thông tin về loạt vụ drone xâm nhập căn cứ không quân Langley vào tháng 12/2023. Chưa rơ có cơ sở nào của quân đội Mỹ bị drone xâm nhập cùng thời điểm với căn cứ Langley hay không.
"Vụ xâm nhập gây ra phản ứng nghiêm trọng và gây xôn xao trong toàn bộ quân đội Mỹ", Trevithick và Rogoway cho biết. "Việc một căn cứ không quân, lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ không phận Mỹ, lại bị drone xâm nhập trong nhiều tuần không phải điều tốt đẹp ǵ, đặc biệt sau một số sai sót trong kiểm soát không phận như vụ khí cầu Trung Quốc bay lạc".
Đây không phải lần đầu căn cứ Langley và các cơ sở quân sự khác trên đất Mỹ bị drone xâm nhập. Một số cơ sở dân sự quan trọng của Mỹ như nhà máy điện hạt nhân cũng gặp sự kiện tương tự. Drone từng áp sát chiến hạm Mỹ, một số máy bay quân sự của nước này gặp phương tiện bay không người lái chưa xác định trong vùng thử nghiệm, huấn luyện hoặc các khu vực quân sự khác.
Trong hội thảo năm 2017 của Hiệp hội Không quân, cựu đại tướng James Holmes từng đề cập về mối đe dọa của drone đối với hậu phương khi một bên dùng phương tiện này để tấn công dồn dập vào các mục tiêu nhạy cảm.
Theo ông Holmes, tấn công tiêm kích đỗ trên đường băng dễ dàng hơn khi chúng cất cánh. Một bầy drone có thể hạ gục cả phi đoàn tiêm kích, gồm 12-24 máy bay, và bên bị tấn công "thậm chí không có cơ hội đánh trả".
Tại phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 14/3, đại tướng Gregory Guillot, lănh đạo Bộ Tư lệnh Pḥng không Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ Tư lệnh phương Bắc của Mỹ (NORTHCOM), cho biết đang tập trung vào những ǵ mà hai cơ quan này "có thể và cần làm nhiều hơn v́ drone vượt xa khuôn khổ tác chiến mà chúng tôi phải giải quyết".
VietBF@sưu tập