Có một sự thật không phải ai nuôi thú cưng cũng biết, con người có thể tử vong v́ các bệnh truyền nhiễm lây từ chó, mèo hoặc vật nuôi. Khi thú cưng dần trở thành “thành viên” của nhiều gia đ́nh Việt th́ nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như dại, uốn ván… ở người nuôi thú cưng ngày càng báo động.
Mới đây, ngành y tế TP Biên Ḥa, tỉnh Đồng Nai ghi nhận trường hợp nhân viên pḥng khám thú y bị một con chó cưng giống Poodle cắn vào tay. Con chó được đưa đến khám do có biểu hiện mệt lả, bỏ ăn và chết cùng ngày sau đó, mẫu xét nghiệm dương tính với virus dại. Điều đáng chú ư là chú chó thường xuyên được nuôi nhốt trong nhà, không thả rông và chỉ thỉnh thoảng được đưa đi chăm sóc, cắt tỉa lông.
Đồng Nai cũng là địa bàn ghi nhận t́nh h́nh bệnh dại lan rộng khắp tỉnh với 20 ổ dịch chó dại trong năm 2023 và 3 ổ dịch mới từ đầu năm 2024 đến nay. Các trường hợp bị cắn phần lớn là do vật nuôi trong gia đ́nh, sau đó không chú ư tiêm ngừa dẫn đến tử vong.
Thú cưng dù được nuôi nhốt trong nhà vẫn có thể là nguồn lây bệnh dại cho người. Nguồn: Freepik
Theo Bộ Y tế, dại đang là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, ngành y tế các địa phương đă ghi nhận gần 20 ca tử vong do không tiêm ngừa dại. Hiện miền Nam bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus dại hoạt động mạnh. Dự kiến số ca bệnh tiếp tục tăng nếu không có biện pháp pḥng ngừa sớm.
Nếu khi trước, tỷ lệ người mắc bệnh dại từ chó là chủ yếu th́ những năm gần đây, nguồn lây bệnh từ mèo đang tăng lên. Năm 2023, thống kê cho thấy trong số 82 ca tử vong v́ dại, khoảng 10% do mèo gây ra.
Vừa xin được một chú mèo vằn về nuôi, Bá Đạt (24 tuổi, TP.HCM) rất phấn khích. Mỗi ngày, sau khi đi làm về, Đạt đều tranh thủ chơi với mèo. Chú mèo của Đạt có thói quen đùa giỡn nên quá khích đă cào xước gây ra vết thương dài rướm máu trên cánh tay Đạt. Do mèo chưa được chích ngừa và lo lắng nhiễm trùng nên Đạt đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn. Dựa theo lịch sử chủng ngừa của Đạt, bác sĩ tư vấn Đạt tiêm 2 mũi vắc xin dại và một mũi vắc xin uốn ván.
"Ḿnh t́m hiểu nuôi chó mèo có nguy cơ cao mắc bệnh dại nên tiêm dự pḥng trước 3 mũi khi lỡ có bị cắn, cào chỉ cần tiêm thêm 2 mũi và không cần tiêm huyết thanh. Ḿnh tính chờ vài ngày làm quen xong mới chích ngừa cho Pun (tên ở nhà của chú mèo) nhưng sự việc xảy ra trước. Đúng là tiêm các mũi dự pḥng này cũng không thừa", Đạt chia sẻ.
Tương tự, trong lúc đưa chú rồng đất Nam Mỹ (iguana) ra phơi nắng, Hải Minh (20 tuổi, B́nh Thuận) bị cắn vào đầu ngón tay chảy máu. Sau khi sát khuẩn và băng bó vết thương, Minh đến cơ sở tiêm chủng và được tư vấn tiêm ngừa uốn ván.
"B́nh thường rồng nhà ḿnh rất hiền nhưng có lẽ dạo gần đây bé bị stress do nhà ḿnh có nhiều trẻ con thường lấy cây chọc phá. Ḿnh lo miệng bé tiếp xúc đất cát sẽ lây vi khuẩn uốn ván nên tiêm ngừa cho yên tâm", Minh cho hay.
Bác sĩ Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết thời gian gần đây, nhận thức về bệnh dại và uốn ván của người dân ngày càng nâng cao. Hệ thống tiêm chủng ghi nhận nhiều trường hợp đến tiêm pḥng dại và uốn ván.
Theo bác sĩ Phương, không chỉ riêng chó hay mèo, các thú cưng khác như kỳ nhông, chuột hamster, sóc bay, khỉ… đều có thể là nguồn lây bệnh dại và uốn ván cho người thông qua các vết cào, cắn, liếm lên vùng da hở.
VietBF@sưu tập