Có những sai lầm bạn nên tránh để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Theo thông tin từ tờ Huffpost, ung thư đại tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới. Thế nhưng các triệu chứng ban đầu của bệnh lại dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lư thông thường khác. Chính v́ thế, bệnh nhân mắc ung thư đại tràng thường phát hiện ra bệnh khi bệnh đă ở giai đoạn muộn. Đây là nguyên nhân khiến việc điều trị bệnh khó khăn hơn và thời gian sống của bệnh nhân cũng bị rút ngắn lại.
Đáng báo động hơn cả đó là tỷ lệ mắc ung thư đại tràng đang có dấu hiệu gia tăng ở những người trẻ tuổi.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Huffpost, tiến sĩ Ursina Teitelbaum, bác sĩ chuyên khoa ung thư và trưởng khoa ung thư đường tiêu hóa tại Trung tâm Ung thư Abramson (Philadelphia, Mỹ), đă chỉ ra những sai lầm mà bạn cần tránh để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Tiến sĩ Mỹ: Muốn tránh xa ung thư đại tràng, đừng bao giờ mắc phải 4 sai lầm này- Ảnh 1.
Tiến sĩ Ursina Teitelbaum, bác sĩ chuyên khoa ung thư và trưởng khoa ung thư đường tiêu hóa tại Trung tâm Ung thư Abramson (Philadelphia, Mỹ)
4 sai lầm cần tránh để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng
1. Bỏ qua tiền sử bệnh tật của gia đ́nh
Tiền sử gia đ́nh là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất ở bệnh ung thư đại tràng. Theo thông tin từ tờ Huffpost, có tới 1 trong 3 người được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng có thành viên trong gia đ́nh cũng mắc căn bệnh này.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có một số lư do khiến bệnh ung thư có thể di truyền trong gia đ́nh, đó là: yếu tố gene, các yếu tố môi trường chung và sự kết hợp của cả hai.
Do đó, tiến sĩ Teitelbaum khuyến cáo, mọi người nên quan tâm tới tiền sử bệnh tật của các thành viên trong gia đ́nh. Nếu có cha mẹ, con cái hoặc anh em cùng cha mẹ mắc ung thư đại tràng, bạn cần sàng lọc ung thư sớm hơn.
2. Không khám sức khỏe hoặc xét nghiệm sàng lọc ung thư định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra đại tràng thường xuyên là một trong những cách hiệu quả để phát hiện ung thư đại tràng từ giai đoạn sớm. Các phương pháp xét nghiệm và chụp h́nh như xét nghiệm chất chỉ điểm khối u (CEA, CA 19-9), chụp X-quang bụng, siêu âm và cắt lớp vi tính (CT) có thể giúp đánh giá tổn thương và phát hiện sớm bệnh.
Việc sàng lọc và chẩn đoán sớm ung thư đại tràng là điều quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh ung thư đại tràng đang gia tăng nhanh chóng ở người trẻ tuổi.
Vào năm 2021, cơ quan Y tế dự pḥng Hoa Kỳ đă ban hành hướng dẫn sàng lọc ung thư đại tràng với mục đích phát hiện sớm các ca bệnh. Theo đó, tất cả người trưởng thành nên bắt đầu sàng lọc ung thư đại tràng bằng phương pháp nội soi hoặc xét nghiệm phân bắt đầu từ tuổi 45.
Đặc biệt, với những người mắc các vấn đề như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, cần sàng lọc định kỳ ung thư đại tràng. Những t́nh trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
“Cho dù bạn sống lành mạnh tới đâu th́ khi đến một độ tuổi nhất định, bạn cần được sàng lọc ung thư đại tràng”, tiến sĩ Teitelbaum nói. Khám sàng lọc là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư đại tràng để có cách can thiệp kịp thời.
3. Bỏ qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể
Ung thư đại tràng có nhiều dấu hiệu khác nhau (Ảnh: Internet)
Tiến sĩ Teitelbaum cho biết, nhiều người trẻ tuổi không nghĩ rằng các triệu chứng bất thường mà họ có lại có thể là dấu hiệu của ung thư. Nữ tiến sĩ nhấn mạnh, các dấu hiệu của ung thư đại tràng mà mọi người cần lưu ư đó là thay đổi trong thói quen đại tiện (như táo bón, tiêu chảy), có máu trong phân, đau bụng. Mệt mỏi hoặc thiếu máu không rơ nguyên nhân cũng là những dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám sớm.
Các bất thường hoặc thay đổi trong thói quen đại tiện là dấu hiệu đặc trưng của ung thư đại tràng. Đại tiện luôn là vấn đề khiến nhiều người ngại ngùng, xấu hổ không muốn nhắc tới. Thế nhưng, thói quen đại tiện có thể phản ánh trạng thái sức khỏe. Tiến sĩ Teitelbaum khuyến cáo mọi người nên chú ư tới các dấu hiệu này và cởi mở trong việc chia sẻ triệu chứng cho bác sĩ thăm khám. Đây có thể là hành động giúp cứu mạng bệnh nhân.
4. Có lối sống không lành mạnh
Tờ Huffpost thông tin, hơn một nửa số ca ung thư đại tràng có liên quan đến các yếu tố lối sống có thể thay đổi được. Theo Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hút thuốc lá, uống rượu và có lối sống ít vận động là các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng đóng một vai tṛ lớn trong việc phát triển ung thư đại tràng. Các thói quen như tiêu thụ quá mức thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư này. Trong khi đó, tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt lại có thể giảm được nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Tiến sĩ Teitelbaum nhắn nhủ: “Duy tŕ lối sống lành mạnh sẽ giúp ích trong việc pḥng ngừa ung thư đại tràng”.
VietBF@ Sưu tập