Theo như có hơn 10 du học sinh Trung Quốc đang học tiến sĩ tại Mỹ bị từ chối tái nhập cảnh mà hầu hết những du học sinh này đang theo học hệ tiến sĩ tại các trường đại học danh tiếng ở Mỹ trong 3 tháng qua, hơn 10 du học sinh Trung Quốc có thị thực hợp lệ của Hoa Kỳ đă bị từ chối tái nhập cảnh, một số đă bị hải quan Mỹ hủy thị thực.
Hải quan Hoa Kỳ. (Robyn Beck/AFP/Getty Images)
Tập san học thuật Science của Hiệp hội v́ sự Phát triển Khoa học Hoa Kỳ (AAAS) ngày 1/3 đưa tin, trong ba tháng qua, các du học sinh người Trung Quốc đang theo học hệ tiến sĩ tại các trường đại học lớn của Mỹ như Đại học Yale, Đại học Johns Hopkins… đă bị từ chối tái nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau khi về nước thăm gia đ́nh; những người này đă ngay lập tức bị trục xuất về nước.
Hiện không rơ lư do tại sao những du học sinh này bị từ chối nhập cảnh. Những trường mà họ đang theo học cũng đang cố gắng t́m cách để những du học sinh này hoàn thành việc nghiên cứu và lấy được học vị. Có một số du học sinh Trung Quốc đă bị cấm quay lại Hoa Kỳ trong 5 năm.
Đầu tuần trước, Đại học Yale đă tổ chức một cuộc họp tại ṭa thị chính để tạo cơ hội cho các du học sinh quốc tế đang theo học tại trường nói lên suy nghĩ của ḿnh về t́nh huống bị từ chối nhập cảnh này.
Tờ Science đă trích dẫn một bài đăng trên trang web tin tức của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết, vào tháng 12 năm ngoái, một nữ du học sinh Trung Quốc đă trải qua 50 giờ thẩm vấn tại Sân bay Quốc tế Dulles Washington, trong đó bao gồm cuộc thẩm vấn kéo dài 8 giờ của các nhân viên Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) và cuộc tra khám kéo dài 12 giờ, sau đó cô này đă được yêu cầu mua vé quay lại Bắc Kinh.
Ông Dan Berger đến từ Văn pḥng Luật Di trú Curran, Berger & Kludt và là luật sư của cô du học sinh nói trên cho biết: “Chúng tôi vẫn đang cố gắng t́m hiểu xem đă xảy ra chuyện ǵ và tại sao cô ấy bị từ chối nhập cảnh”.
Trong cuộc họp tại ṭa thị chính do Đại học Yale tổ chức, ông Dan Berger đă có bài phát biểu về việc các du học sinh quốc tế cần có sự hiểu biết về chính sách nhập cư của Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên của CBP đă từ chối thảo luận về các trường hợp cụ thể nhưng cho biết cơ quan này thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ và chỉ đang thực hiện chức trách của ḿnh. Cơ quan này cho biết “tất cả khách quốc tế muốn vào Hoa Kỳ đều phải trải qua sàng lọc”, đây là một phần trong sứ mệnh của CBP nhằm “bảo vệ biên giới quốc gia của chúng ta và thực thi nhiều luật tại các cửa khẩu nhập cảnh của quốc gia chúng ta”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là cơ quan cấp thị thực cho phép người nước ngoài đến Mỹ, trong khi đó Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ lại là bên quyết định ai sẽ được nhập cảnh khi đến Hoa Kỳ.
Bà Xiaojie Meng, luật sư di trú tại tiểu bang California, là người đại diện cho 4 du học sinh Trung Quốc bị từ chối nhập cảnh. Bà này cho biết, trong bản ghi cuộc thẩm vấn du học sinh của nhân viên CBP, không có bất kỳ manh mối nào về lư do tại sao những du học sinh này bị từ chối nhập cảnh và ngay lập tức bị trục xuất; nhân viên CBP thông báo với những du học sinh này rằng thị thực của họ đă bị hủy bỏ.
Bà Meng đă đề nghị CBP hủy bỏ quyết định cấm những du học sinh này nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong 5 năm, nhưng bà thừa nhận cơ hội rất mong manh. CBP đă không đưa ra thời hạn cuối cùng để trả lời đề nghị này.
Vào tháng 5/2020, chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi đó đă đưa ra thông báo cấm các du học sinh và học giả Trung Quốc có thị thực F (thị thực du học sinh) hoặc thị thực J (thị thực học giả tham gia các chương tŕnh thúc đẩy trao đổi) mà “có liên quan đến quân đội Trung Quốc” nhập cảnh vào Mỹ, nhưng không bao gồm các du học sinh hệ đại học. Sắc lệnh sửa đổi này đă trao cho CBP quyền từ chối nhập cảnh đối với các nghiên cứu sinh và học giả sau tiến sĩ đến từ Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, sau sắc lệnh hành pháp này của tổng thống, trong năm 2021 và 2022 đă có lần lượt 1.964 và 1.764 học giả Trung Quốc bị từ chối cấp thị thực Mỹ. Tuy nhiên, hiện không có dữ liệu về những du học sinh Trung Quốc bị CBP từ chối nhập cảnh ở hải quan.
Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 29/2 của Bộ Ngoại giao Mỹ, khi được phóng viên hỏi, người phát ngôn Matthew Miller đă xác nhận rằng có xảy ra việc du học sinh Trung Quốc bị từ chối nhập cảnh.
Ông Miller cho hay, các du học sinh chiếm một phần rất lớn trong số những người từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ. Việc họ bị từ chối nhập cảnh không phải là trách nhiệm của Bộ Ngoại giao Mỹ, "nhưng theo tôi biết th́ tỷ lệ du học sinh Trung Quốc bị tạm giữ [tại sân bay] chưa đến 0,1% và nh́n chung tỷ lệ đó đă ổn định trong vài năm qua".