Là hoàng đế khai quốc của nhà Thục, Lưu Bị là nhà chính trị, quân sự có sức ảnh hưởng lớn thời Tam quốc. Sau khi qua đời năm 223, thi hài hoàng đế Lưu Bị để cả tháng nhưng không bị phân hủy. Vì sao lại vậy?
Theo Tam Quốc chí, Lưu Bị (161 - 223), tự Huyền Đức, là một nhà chính trị, nhà quân sự xuất chúng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Xuất thân trong gia cảnh nghèo khó, Lưu Bị mồ côi cha sớm nên từ nhỏ đã theo mẹ bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống qua ngày.
Dù vậy, Lưu Bị luôn nói với mọi người rằng bản thân là hậu duệ của người trong hoàng tộc nhà Hán. Do đó, ông tự học thành tài, từng bước gây dựng sự nghiệp.
Lưu Bị biết nhìn người nên kết giao, chiêu mộ được nhiều nhân tài ở các lĩnh vực như Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân...
Nhờ túc trí đa mưu, có tầm nhìn xa trông rộng, Lưu Bị dưới sự phò tá của các nhân tài đã từng bước vươn lên đỉnh cao quyền lực, lập nên nhà Thục và trở thành hoàng đế đầu tiên của triều đại này.
Vào năm 223, hoàng đế Lưu Bị băng hà tại thành Bạch Đế sau thất bại nặng nề trong trận Di Lăng trước quân Đông Ngô. Nguyên nhân tử vong được công bố là vì bạo bệnh.
Sau khi Lưu Bị mất, vào tháng 5 năm 223, Thừa tướng Gia Cát Lượng đã tới thành Bạch Đế để đưa linh cữu của ông về Thành Đô - kinh đô của nhà Thục.
Theo các ghi chép lịch sử, nghi thức an táng Lưu Bị được thực hiện vào tháng 8 năm đó. Điều này có nghĩa phải mất 3 tháng mới hoàn thành tang lễ hoàng đế khai quốc của nhà Thục.
Một số tài liệu viết rằng, thi hài của Lưu Bị không có dấu hiệu bị phân hủy trong suốt vài tháng. Điều này khiến nhiều người thắc mắc vì sao lại vậy bởi thời điểm Lưu Bị mất đang là mùa Hè. Thời tiết nóng nực sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy tử thi.
Từ đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Gia Cát Lượng có thể đã sử dụng phương pháp ướp xác để bảo quản thi hài Lưu Bị ngay sau khi ông hoàng này mất.
Nhờ đó, di hài Lưu Bị vẹn nguyên trong suốt hành trình đưa từ thành Bạch Đế về Thành Đô mai táng.
VietBF@ Sưu tập