Ảnh hưởng trực tiếp từ Brexit, từ ngày 31/1, các mặt hàng như thịt, trứng, cá và sữa đang nằm trong số hàng loạt sản phẩm tươi sống sẽ bắt buộc phải xuất tŕnh 'giấy chứng nhận y tế xuất khẩu' và các giấy tờ khác trước khi vào Vương quốc Anh.
Biện pháp kiểm soát biên giới mới
Theo hăng CNN, các biện pháp kiểm soát biên giới mới đối với một số mặt hàng thực phẩm nhập khẩu của Anh từ Liên minh châu Âu lần đầu tiên có hiệu lực vào ngày 31/1 kể từ khi Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay c̣n được gọi là Brexit. Đây là tín hiệu mới nhất cho thấy giá tiêu dùng ở Anh sẽ c̣n tăng cao trong thời gian tới.
hang hoa nhap sang anh brexit
Các sản phẩm thịt và sữa nhập khẩu vào Anh từ Liên minh Châu Âu nằm trong số những mặt hàng phải chịu sự kiểm tra bổ sung từ ngày 31/1. Ảnh: Chris J. Ratcliffe/Bloomberg/Getty
Các mặt hàng như thịt, trứng, cá và sữa sẽ nằm trong số hàng loạt sản phẩm tươi sống sẽ bắt buộc phải cung cấp "giấy chứng nhận y tế xuất khẩu" và các giấy tờ khác trước khi vào Vương quốc Anh.
Theo ước tính của Chính phủ Anh, các cuộc kiểm tra sẽ khiến các doanh nghiệp ở Anh thiệt hại khoảng 330 triệu bảng Anh (419 triệu USD) hàng năm và làm tăng lạm phát thực phẩm lên khoảng 0,2 điểm phần trăm trong 3 năm. Một số chuyên gia trong ngành cũng cảnh báo về tác động lớn hơn đối với lạm phát.
Những biện pháp kiểm soát mới cũng đánh dấu lần đầu tiên các nhà sản xuất thực phẩm EU phải đối mặt với rắc rối mới trong thủ tục giấy tờ thời hậu Brexit kể từ khi Anh rời khỏi thị trường nội địa của khối vào tháng 1/2021.
Các nhà sản xuất thực phẩm tại Vương quốc Anh và sau đó xuất khẩu sang EU cũng phải chịu sự kiểm soát biên giới hoàn toàn trong 3 năm tới. Trước đó, chính phủ Anh đă tŕ hoăn việc áp dụng các biện pháp kiểm tra thực phẩm theo chiều ngược lại 5 lần v́ lo ngại các biện pháp kiểm soát bổ sung có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp quan trọng.
Đáng chú ư, các biện pháp kiểm soát mới sẽ giúp ngăn chặn việc nhập khẩu sâu bệnh từ các sản phẩm thực vật và động vật, đồng thời đưa biên giới của Anh trở thành "tiến bộ nhất trên thế giới".
Giá thực phẩm tăng cao
"Những thay đổi mà chúng tôi thực hiện sẽ đảm bảo khâu an toàn thực phẩm cho Vương quốc Anh đồng thời bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm và ngành nông nghiệp của chúng tôi khỏi sự bùng phát dịch bệnh có thể gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho đất nước", Người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết ngày 31/1.
Tuy nhiên, một số nhóm ngành đă cảnh báo rằng các biện pháp mới cuối cùng có thể làm tăng giá một số mặt hàng chủ lực và làm gián đoạn nguồn cung khi biện pháp kiểm tra biên giới thực tế chính thức được áp dụng vào cuối tháng 4/2024.
Hiệp hội Các nhà chế biến thịt của Anh (BMPA) cho biết "cú sốc bất ngờ đối với chuỗi cung ứng thực phẩm" có thể xảy ra v́ các vấn đề từ sự khác biệt ngày càng tăng trong các quy định an toàn thực phẩm giữa Anh và EU. T́nh trạng thiếu bác sĩ thú y của EU tham gia kư giấy chứng nhận y tế xuất khẩu cũng là một trở ngại.
Trong một tuyên bố hồi đầu tháng 1/2024, Hiệp hội Các nhà chế biến thịt của Anh cho rằng ngay cả khi các bác sĩ thú y có thể phê duyệt, nhiều nhà cung cấp nhỏ hơn của EU cũng sẽ ngừng xuất khẩu sang Anh do t́nh trạng quan liêu quá mức trong thủ tục giấy tờ.
Lạm phát giá thực phẩm hàng năm ở Anh đă tăng lên tới 19% vào tháng 3 năm ngoái, tỷ lệ cao nhất trong 45 năm. Theo số liệu chính thức, lạm phát đă giảm xuống 8% trong tháng 12, điều đó có nghĩa là giá vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với cách đây một năm.
Giá lương thực tăng cao cũng là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở quốc gia này. Việc tăng thêm chi phí cũng như xung đột trong chuỗi cung ứng cũng sẽ không giúp ích được ǵ cho người tiêu dùng.
Nhóm 30 tổ chức thương mại đại diện cho chuỗi cung ứng thực phẩm của Vương quốc Anh vào tuần trước cho biết các biện pháp kiểm tra biên giới mới sẽ "tác động đến ḍng chảy xuất khẩu thực phẩm quan trọng" từ EU sang Vương quốc Anh.
"Các doanh nghiệp thực phẩm của Anh sản xuất, chẳng hạn như món tráng miệng, sốt mayonnaise, nước sốt, đồ nướng sẽ không có đủ nguồn cung để tiếp tục sản xuất những loại thực phẩm này. Điều đó đang ảnh hưởng đến an ninh lương thực và tính sẵn có của sản phẩm", nhóm cho biết.
Châu Âu là nhà cung cấp thực phẩm nước ngoài hàng đầu của Vương quốc Anh, chiếm hơn 1/4 lượng thực phẩm được tiêu thụ ở Anh tính theo giá trị.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo kinh tế Anh trong hai năm tới sẽ kém phát triển hơn tất cả các nền kinh tế tiên tiến khác. Brexit đă khiến các hộ gia đ́nh Anh chật vật do chi phí sinh hoạt tăng và gây khó khăn hơn cho các công ty Anh với các rào cản thương mại thương mại gia tăng.
Theo Toquoc