Mặt hàng này mang lại hơn 20 tỷ USD cho Việt Nam và được nhiều quốc gia trên thế giới “đặt gạch” để nhập về.
Mặt hàng có nhiều tiềm năng xuất khẩu này chính là giày dép. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12, xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam đạt hơn 1,8 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng 11. Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam mang về hơn 20,2 tỷ USD, giảm 15,3% so với năm 2022.
Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên toàn cầu (chỉ sau Trung Quốc) về xuất khẩu mặt hàng giày dép, với tỷ lệ ước tính chiếm 10% của thế giới. Trước đó, theo World Footwear Yearbook, trong năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu giày vải lớn nhất thế giới về giá trị, vượt qua cả Trung Quốc.
Trên thực tế, giày dép của Việt Nam là mặt hàng được xuất khẩu tới hơn 150 quốc gia trên thế giới, trong đó có những thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc…
Trong năm 2023, giày dép của Việt Nam xuất khẩu được hơn 20 tỷ USD. Ảnh minh họa
Đặc biệt, ba thị trường lớn nhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong năm 2023 là Mỹ (hơn 7,1 tỷ USD, giảm 25,5% so với năm 2022), Trung Quốc (1,8 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2022) và Bỉ (hơn 1,2 tỷ USD, giảm 26% so với năm trước).
Theo các chuyên gia, 2023 là một năm khó khăn cho ngành giày dép của Việt Nam do sự giảm sút trong sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân là do t́nh h́nh lạm phát khiến sức tiêu dùng tại các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản bị suy giảm, dẫn tới số lượng các mặt hàng tồn kho c̣n khá lớn.
Dù vẫn c̣n nhiều khó khăn nhưng giày dép vẫn là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam v́ có sản phẩm chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Ngành này vẫn được kỳ vọng là có thể phục hồi và phát triển trong tương lai. Đến năm 2030, mục tiêu của ngành da giày Việt Nam là có tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép, túi xách đạt từ 38 – 40 tỷ USD.
Ngành giày dép thay đổi để thích ứng với yêu cầu mới
Mặc dù là ngành xuất khẩu chủ lực, nhưng hoạt động phân phối của các doanh nghiệp da giày ở Việt Nam hiện nay vẫn c̣n chưa phát triển và đang phụ thuộc vào những người mua nước ngoài. Trên thực tế, các doanh nghiệp da giày Việt Nam hiện vẫn phải thông qua các nhà cung cấp khu vực để có được các hợp đồng gia công. Thậm chí, một số doanh nghiệp da giày c̣n phải thông qua các văn pḥng đại diện của các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam để cung cấp sản phẩm.
Mặt khác, tuy có nhiều lợi thế nhưng ngành da giày của Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết, v́ nguyên liệu để sản xuất hiện nay chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, chỉ riêng trong 11 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày của Việt Nam chi tới 21,94 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu từ các quốc gia khác. Trong đó, nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành này nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, với chi phí 11,62 tỷ USD, chiếm tỷ trọng tới 53%.
Sở dĩ ngành da giày của Việt Nam phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu bởi nguồn nguyên liệu da sản xuất trong nước hiện chỉ mới đáp ứng được 10% nhu cầu sử dụng của ngành. Ngoài ra, những nguyên liệu có đ̣i hỏi tính kỹ thuật cao hơn như đế, lót th́ hầu như trong nước chưa sản xuất được.
Theo các chuyên gia, để giữ vững vị thế xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế, ngành da giày Việt Nam cần phải xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng. Ngành này cũng cần đầu tư chọn lọc theo sản phẩm có thế mạnh để tạo khả năng liên kết, hợp tác, khai thác tốt hơn về năng lực thiết bị….
VietBF@ Sưu tập