Theo người già, đêm Giao thừa là khoảng khắc thiêng liêng, có những nghi thức cần được thực hiện để năm mới được bình an, may mắn.
Vậy những điều mà người già khuyên không nên để trống trong đêm Giao thừa là gì?
Chỉ còn 10 ngày nữa là bước sang năm mới Giáp Thìn. Chúng ta sắp bước vào thời khắc quan trọng nhất của năm, đặc biệt là đêm Giao thừa.
Tháng 12 âm lịch và lễ hội mùa xuân là những thời điểm quan trọng nhất trong năm, đặc biệt là đêm ba mươi.
Đêm linh thiêng nhất đối với mọi gia đình Việt Nam. Với quan niệm là thời điểm trời đất giao hoà, âm dương hòa hợp với sức sống mãnh liệt đầy hy vọng mới.
Thời khắc này các gia đình sẽ cùng làm lễ thắp hương để cúng tổ tiên, ông bà, gia đình cùng quây quần bên nhau, tiễn năm cũ đi để chào đón năm mới. Với mong muốn cầu sức khoẻ, may mắn, bình an và tài lộc cho tất cả mọi thành viên trong gia đình.
Có 1 số phong tục được người già nhấn mạnh, luôn yêu cầu con cháu duy trì như thức đón năm mới, không đổ rác, nói lời may mắn, cúng Giao thừa, phát lì xì...
Người già cũng dặn: "Đêm Giao thừa, trong nhà 3 không trống, năm mới phú quý, sung túc". 3 thứ khong nên để trống trong đêm Giao thừa là gì vậy?
1. Người già dặn: Không trống ánh sáng trong đêm Giao thừa
Câu nói này có nghĩa vào đêm Giao thừa trong nhà cần thắp đèn suốt đêm đến tận khi có ánh sáng bình minh. Đó là vì ánh sáng tượng trưng cho năm mới tươi đẹp, sáng sủa, hàm ý cuộc sống gia đình trong năm mới cũng sẽ rực rỡ, không có u tối, tất cả đều là năng lượng tích cực.
Hơn nữa, ánh sáng còn tượng trưng cho năng lượng dương mạnh mẽ, điều này còn hàm ý con người khỏe mạnh, hạnh phúc. Điều này rất quan trọng và là điều mà mọi người đều mong đợi.
Theo người xưa, đèn sáng thì tài vận vượng. Đèn sáng để những điều xui xẻo đó được xua đi, đón năm mới an lành.
Vì vậy, người già cho rằng đêm Giao thừa nhất định phải làm cho trong nhà sáng sủa để trong lòng ấm áp.
2. Người già dặn: Không trống đồ ăn trong đêm Giao thừa
Điều này có nghĩa vào đêm Giao thừa trong nhà phải đầy đủ đồ ăn, nồi đầy thức ăn, bếp ấm và tủ lạnh cũng dư dả. Như vậy sang năm mới gia đình sẽ có đủ cơm ăn áo mặc, cuộc sống dư dả, sung túc.
Nếu như nồi rỗng, bếp lạnh vào đêm Giao thừa điều này sẽ ảnh hưởng đến tài vận của gia đình trong năm mới.
Đối với 1 số gia đình cẩn thận, họ không chứa đồ ăn trong nồi, trong tủ lạnh mà còn đong đầy thùng gạo. Đồng thời còn "có cá" trong chậu để chứng tỏ hàng năm "có dư".
Do đó, người già dặn, ngày Tết cần phải có đồ ăn trong nhà, bếp phải luôn đỏ lửa.
3. Người già dặn: Không để trống nhà trong đêm Giao thừa
Điều này có nghĩa trong đêm Giao thừa gia đình phải có người, có hơi ấm của con người, có sự sum họp gia đình.
Nếu ngôi nhà trống rỗng, nó sẽ mang lại cho mọi người cảm giác rất hoang vắng. Một ngôi nhà trồng vắng như vậy thì phươc lành, ấm áp, vận may cũng không thể đến vào dịp năm mới.
Nếu không có người cũng không có hơi ấm từ bếp vào đêm Giao thừa thì phước lành sẽ biến mất và một số xui xẻo sẽ vẫn ở trong nhà, vận may của cả năm chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, người già rất coi trong việc con cháu sum họp, quây quần ăn uống, chia sẻ niềm vui với nhau vào dịp Tết Nguyên đán.
Kỳ thực cái gọi là "ba thứ không trống trong đêm Giao thừa" chính là sự mong đợi của con người qua nhiều thế hệ đối với năm mới: cuộc sống no đủ, sung túc, gia đình hạnh phúc, yêu thương lẫn nhau.
Cho dù qua bao nhiêu lâu thì những điều này cũng không lạc hậu.
VietBF@ sưu tập
|
|