Bước sang năm thứ 24 chạy thận tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Thanh Nhàn, chị Dương* (sinh năm 1981, tại Hà Nội) là trường hợp gắn bó lâu nhất với khoa.
Khi học lớp 6, mặt chị Dương bị nổi ban đỏ và hơi sưng. Chị Dương được gia đ́nh đưa đi khám và phát hiện mắc bệnh lupus ban đỏ. Tới năm học lớp 10, chị Dương bị viêm cầu thận do lupus ban đỏ. Tuy nhiên, trong quá tŕnh điều trị, chị Dương không kiêng khem được nhiều. Cho tới cuối năm thứ nhất đại học, chị bị suy thận giai đoạn cuối. Thời điểm này, chị Dương được bác sĩ chỉ định chạy lọc máu chu kỳ 1 lần/tuần.
Trong gần 10 năm, chị Dương thực hiện lọc máu theo chỉ định trên. Nhưng sau đó, do sức khoẻ không đảm bảo nên chị Dương đă được bác sĩ tăng số lần chạy thận lên 2 lần/tuần.
Theo chị Dương, trong thời gian chạy thận, chị phải kiêng khem rất nhiều. Chị phải từ bỏ nhiều món ăn yêu thích, các loại hoa quả cũng không dám ăn v́ có thể tăng kali máu.
Chị Dương cho biết lúc biết tin ḿnh phải chạy thận hàng tuần, chị rất "sốc". Tuy nhiên, sau một thời gian chạy thận, chị cũng quen và chấp nhận ăn kiêng để đảm bảo sức khoẻ.
ThS.BSCKII Nguyễn Đăng Quốc, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Thanh Nhàn đang khám cho bệnh nhân Dương (Ảnh: PV).
Sau 24 năm chạy thận, chị Dương chỉ mong muốn: "Tôi mong sức khoẻ của ḿnh ổn định để bố mẹ không phải lo lắng cho ḿnh nữa".
Hiện tại, chị Dương ở nhà bán hàng online và tham gia câu lạc bộ đọc sách để tinh thần thoải mái, tạo ra năng lượng tích cực.
Chị Dương cho biết: "Các bạn trẻ nếu không may bị suy thận th́ cứ lạc quan v́ y học phát triển nên sẽ có nhiều biện pháp để kéo dài sự sống. Khi mới mắc bệnh, tôi luôn mong muốn bệnh sẽ khỏi. Nhưng sau này tôi biết bệnh không thể khỏi được, trừ trường hợp thay thận. Tuy nhiên, tôi vẫn lạc quan, vui vẻ".
Qua đây, chị Dương cũng muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ cần quan tâm tới sức khoẻ của ḿnh hơn, đừng đợi có triệu chứng mới đi khám v́ khi đó có thể bệnh đă có biến chứng. Người trẻ cũng cần phải đi khám sức khoẻ định kỳ. "Đừng để bệnh nặng, đi khám lại hối hận", chị Dương nói.
Viêm cầu thận là một biến chứng thường gặp ở những người bị lupus ban đỏ hệ thống (thường được gọi là lupus). Lupus là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch sản xuất các protein gọi là tự kháng thể tấn công các mô và cơ quan, bao gồm cả thận.
Suy thận tăng ở người trẻ
ThS.BSCKII Nguyễn Đăng Quốc, Trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Thanh Nhàn cho hay, trường hợp của bệnh nhân Dương trước đó đă bị viêm cầu thận do lupus. Khi thận bị viêm sẽ không thể hoạt động b́nh thường. Nếu không được kiểm soát, viêm cầu thận do lupus có thể dẫn đến suy thận.
Suy thận ở người trẻ đang có suy hướng tăng do có liên quan tới chế độ ăn, lối sống. Theo bác sĩ Quốc, hiện nay Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện Thanh Nhàn đă tiếp nhận rất nhiều bạn trẻ bị suy thận mạn. Đa phần các trường hợp bệnh nhân trẻ tới điều trị có thận đă suy teo nên rất khó có thể t́m được nguyên nhân. Trường hợp của bệnh nhân Dương cũng là một trường hợp không rơ căn nguyên.
Để pḥng ngừa suy thận ở người trẻ, chuyên gia khuyên mọi người:
- Nên xây dựng cho ḿnh lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ, tránh nguy cơ rối loạn chuyển hoá.
- Trong ăn uống cần phải cân bằng các nhóm chất, cần tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nước uống có ga… Các loại thực phẩm này sẽ gây ra thừa cân - béo ph́, tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hoá.
- Khi ăn uống cần phải đảm bảo vệ sinh, tránh ăn những thức ăn có chứa chất bảo quản không tốt cho thận.
- Làm việc học tập vừa sức, tránh stress, căng thẳng quá mức. Làm việc và học tập phải có thời gian nghỉ ngơi, tránh thức khuya.
- Cần đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các bất thường.
- Kiểm soát đường huyết và huyết áp ổn định là cách đơn giản để bảo vệ chức năng thận.
VietBF@sưu tập