Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tuyên bố sẽ truy cứu trách nhiệm mọi nhân viên liên quan vụ tấn công vào Israel ngày 7-10-2023
Tính đến ngày 27-1, 9 quốc gia - gồm: Anh, Đức, Ư, Hà Lan, Thụy Sĩ, Phần Lan, Mỹ, Úc và Canada - đă tạm dừng tài trợ cho Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hiệp Quốc (LHQ) dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).
Động thái này diễn ra sau khi một số nhân viên của UNRWA bị cáo buộc liên quan vụ tấn công ngày 7-10-2023 của nhóm vũ trang Hamas vào Israel. Vụ tấn công này khiến khoảng 1.200 người Israel thiệt mạng và khơi mào cuộc xung đột khốc liệt hiện nay.
Hăng tin Reuters dẫn lời Tổng Thư kư LHQ Antonio Guterres khẳng định bất kỳ nhân viên LHQ nào dính líu sẽ phải chịu trách nhiệm, bao gồm việc bị truy tố h́nh sự. Ban Thư kư LHQ sẵn sàng hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền liên quan nếu việc truy tố diễn ra.
Ông Guterres cũng kêu gọi các quốc gia nối lại tài trợ bởi động thái cắt đứt nguồn cứu sinh này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người dân Palestine đang trên bờ vực khủng hoảng nhân đạo.
"Hàng chục ngàn nam giới và phụ nữ làm việc cho UNRWA, nhiều người trong số họ đối mặt những t́nh huống nguy hiểm nhất mà người hoạt động nhân đạo có thể gặp, họ không nên bị trừng phạt. Những nhu cầu cấp thiết của người dân tuyệt vọng mà họ phục vụ phải được đáp ứng" - người đứng đầu LHQ nhấn mạnh.
Người Palestine lấy vội những túi bột từ một xe tải viện trợ gần trạm kiểm soát của Israel ở TP Gaza hôm 27-1 Ảnh: REUTERS
Theo ông Guterres, trong số 12 người bị cáo buộc, 9 người đă bị cắt hợp đồng, 1 người tử vong và 2 người c̣n lại đang được làm rơ.
Bên cạnh đó, Tổng Ủy viên UNRWA Phillippe Lazzarini cho rằng sẽ rất vô trách nhiệm khi "trừng phạt một cơ quan và toàn bộ cộng đồng mà họ phục vụ v́ những cáo buộc đối với một số cá nhân", đặc biệt là giữa thời điểm xung đột, những cuộc di tản và khủng hoảng chính trị bao trùm vùng đất.
Theo ông Lazzarini, cuộc sống của người dân Gaza phụ thuộc vào sự hỗ trợ này và sự ổn định chung của khu vực cũng vậy.
Người đứng đầu UNWRA cho biết cơ quan này đă hành động ngay lập tức sau khi các cáo buộc được đưa ra. Cụ thể là chấm dứt hợp đồng với các nhân viên liên quan và yêu cầu một cuộc điều tra độc lập, minh bạch - theo trang UN News. Văn pḥng Giám sát nội bộ (OIOS), cơ quan điều tra cao nhất trong hệ thống LHQ, hiện xem xét vụ việc.
Ông Lazzarini cũng trích dẫn phán quyết hôm 26-1 của Ṭa án Công lư quốc tế (JCJ) yêu cầu Israel thực hiện các biện pháp để hỗ trợ nhân đạo cho người dân Dải Gaza, cho rằng cách duy nhất để thực hiện là thông qua hợp tác quốc tế, đặc biệt là với UNRWA.
Tại Dải Gaza, xung đột vẫn đang ác liệt ở miền Nam. Hỏa lực dữ dội từ máy bay và xe tăng bao trùm TP Khan Younis, tâm điểm các cuộc tấn công hiện tại của Israel, đặc biệt là xung quanh 2 bệnh viện chính của thành phố.
Trong khi đó, ở miền Bắc Gaza xảy ra mưa lớn hôm 27-1, làm ngập lều của những người dân đang sơ tán, buộc họ phải t́m nơi trú ẩn khác lúc nửa đêm.
Cũng trong ngày 27-1, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đă gia tăng áp lực lên Qatar, cho rằng nhà ḥa giải này nên thúc ép Hamas thả con tin hơn nữa. Những nhận xét thẳng thừng bất thường của ông Netanyahu - cho rằng Qatar là "nhà tài trợ cho Hamas" - được đưa ra ngay trước thời điểm mà theo các nguồn tin Reuters là sẽ diễn ra cuộc gặp giữa thủ tướng Qatar và các giám đốc t́nh báo của Israel, Mỹ, Ai Cập để thảo luận một thỏa thuận mới tiềm năng nhằm giải cứu con tin.
Những cuộc đàm phán dự kiến diễn ra tại địa điểm chưa được tiết lộ ở châu Âu trong ngày 28-1. Hiện c̣n 132 con tin bị giam giữ ở Gaza và công chúng Israel liên tục biểu t́nh đ̣i chính phủ hành động mạnh mẽ hơn.
VietBF@sưu tập