Hàng rào tác chiến điện tử Nga đang gây khó cho UAV Ukraine, buộc Kiev phải nghiên cứu đối sách mới, trong đó có ứng dụng công nghệ AI.
Cùng với pháo binh, máy bay không người lái (UAV), đặc biệt là ḍng góc nh́n người thứ nhất (FPV), đang được sử dụng với tần suất lớn tại chiến trường Ukraine. Loại khí tài này mang theo đầu đạn chống tăng, thuốc nổ, có thể dễ dàng hạ gục xe tăng, thiết giáp bằng đ̣n tấn công tự sát vào những vị trí hiểm yếu.
Điều này buộc Nga và Ukraine triển khai nhiều biện pháp để chống lại mối đe dọa từ UAV FPV, như lắp giáp lồng lên xe tăng, thiết giáp để chống các đ̣n tấn công đột nóc, hay phủ rơm lên phương tiện để tránh bị UAV trang bị camera ảnh nhiệt tập kích vào ban đêm.
Trong đó, tác chiến điện tử được cho là phương pháp hiệu quả nhất để đối phó với mối đe dọa này. Các thiết bị gây nhiễu có khả năng làm gián đoạn tín hiệu kết nối giữa UAV FPV và tổ vận hành, khiến nó lao chệch mục tiêu.
"Yêu cầu phải có kết nối tín hiệu giữa UAV và người điều khiển là điểm yếu lớn của khí tài này, do nó có thể bị ảnh hưởng bởi tác chiến điện tử", Samuel Bendett, chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA) có trụ sở tại Mỹ, nhận định.
Nga được cho là đang chiếm ưu thế trước Ukraine về lĩnh vực này. Viện nghiên cứu Quốc pḥng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) cho biết các hệ thống tác chiến điện tử lớn được Nga triển khai dày đặc ở tiền tuyến, mỗi tổ hợp cách nhau khoảng 10 km.
Đài gây nhiễu Shipovnik-Aero, một trong những hệ thống uy lực nhất của Nga ở Ukraine, cũng tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong việc vô hiệu hóa UAV.
"Họ có hệ thống tác chiến điện tử tốt ngay từ đầu cuộc chiến, giờ nó c̣n vượt trội hơn", một binh sĩ Ukraine nói.
Nga gần đây cũng tăng cường trang bị các hệ thống tác chiến điện tử cỡ nhỏ cho xe tăng, thiết giáp hoạt động ở Ukraine. Một trong số đó là RP-377, loại thiết bị nhỏ gọn nhét trong ba lô, có thể phát tín hiệu gây nhiễu mạnh với các tần số vô tuyến phổ biến trong phạm vi vài chục mét.
Một thiết bị khác mà Nga đang triển khai là Volnorez, có khả năng vô hiệu hóa mục tiêu ở khoảng cách xa hơn, khoảng một km. Gần đây nhất, Bộ Quốc pḥng Nga thông báo bắt đầu trang bị hệ thống tác chiến điện tử cầm tay mang tên "Sania" cho xe tăng ở Ukraine, loại có thể phát hiện UAV đối phương ở khoảng cách 1,5 km và đánh chặn trong phạm vi một km.
Để đối phó hàng rào tác chiến điện tử dày đặc của Nga, ngành công nghiệp quốc pḥng Ukraine đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cho UAV FPV. Công nghệ này giúp UAV Ukraine có thể lao vào đối phương ngay cả khi đă mất tín hiệu kết nối với tổ điều khiển.
"Sau khi người vận hành lái chiếc UAV FPV tới gần đối phương, công nghệ AI, thông qua camera phía trước, sẽ tự học cách nhận diện mục tiêu bằng h́nh dáng, kích thước, màu sắc và tín hiệu nhiệt của vật thể", chuyên gia quân sự David Axe cho biết. "Bằng cách này, dù kết nối với tổ vận hành bị gián đoạn, AI vẫn có thể điều khiển chiếc UAV lao chính xác vào mục tiêu định trước".
Twist Robotics, công ty vũ khí có trụ sở tại thành phố Lviv ở phía tây Ukraine, tháng 6 năm ngoái xác nhận đang thử nghiệm trang bị công nghệ AI cho UAV FPV và đă đạt được kết quả tích cực.
"Nhờ công nghệ này, UAV FPV có thể trở thành phiên bản cấp thấp của Javelin", một kỹ sư của Twister Robotics khi đó cho biết, đề cập đến vũ khí được gọi là "sát thủ diệt tăng" được Mỹ chuyển giao cho Ukraine, có khả năng khóa mục tiêu trước khi phóng dựa vào nguồn nhiệt phát ra từ mục tiêu.
Dù vậy, vẫn có một số lo ngại liên quan tới việc sử dụng công nghệ AI, đặc biệt là trên lĩnh vực quân sự. Chuyên gia Axe cho rằng giống như con người, AI cũng có thể mắc sai lầm khi xác định mục tiêu và hậu quả gây ra thường lớn hơn nhiều.
"Nếu con người có thể nhầm lẫn và tập kích một ṭa nhà dân sự thay v́ mục tiêu quân sự, AI cũng có thể mắc lỗi tương tự. Tuy nhiên, v́ là thuật toán tự động nên nó sẽ lặp đi lặp lại hành động sai lầm đó, điều có thể khiến rất nhiều dân thường thiệt mạng trong trường hợp xấu nhất", Axe cho hay.
Để tránh xảy ra kịch bản này, quân đội Ukraine không thiết lập cho UAV FPV tính năng tự động săn t́m mối đe dọa bằng AI, mà sẽ chọn sẵn mục tiêu cho nó. Công nghệ AI có tác dụng giúp UAV ghi nhớ các đặc điểm được cung cấp về mục tiêu và tự động tấn công dựa trên thông tin được nạp, qua đó hạn chế nguy cơ xảy ra thiệt hại ngoài dự kiến, theo chuyên gia Axe.
Một vấn đề nữa với công nghệ AI là giá thành. Việc trang bị công nghệ này cho UAV FPV sẽ khiến chi phí sản xuất tăng lên đáng kể, làm hạn chế ưu điểm giá rẻ của ḍng khí tài này.
"Tuy nhiên, giữa việc phải chi nhiều tiền hơn để chế tạo UAV và nh́n chúng bị vô hiệu hóa bởi tác chiến điện tử của đối phương, rất dễ thấy Ukraine sẽ chọn phương án nào", Axe nhận định.
|
|