Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan kư duyệt nghị định thư xin gia nhập NATO của Thụy Điển, hoàn tất quá tŕnh phê duyệt sau nhiều tháng tŕ hoăn.
Văn pḥng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 25/1 cho biết Tổng thống Tayyip Erdogan đă "quyết định công bố luật" về việc Thụy Điển gia nhập NATO, được quốc hội thông qua trước đó, và kư sắc lệnh duyệt nghị định thư xin gia nhập của Stockholm.
Văn bản phê duyệt cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được gửi tới Washington theo quy định của NATO. Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ nói Bộ Ngoại giao sẽ lập tức gửi thông báo cho quốc hội sau khi nhận được văn kiện.
"Chúng tôi hoan nghênh Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển. Chúng tôi đă đạt được mốc quan trọng trên con đường trở thành thành viên chính thức của NATO", Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đăng trên mạng xă hội X.
Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho biết hiện chỉ c̣n thiếu sự phê duyệt của Hungary để nước này trở thành thành viên NATO.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu tại Ankara tháng 10/2023. Ảnh: AFP
Động thái của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt nhiều tháng tŕ hoăn, hoàn tất quá tŕnh phê duyệt của Ankara sau khi Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO. Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hôm 23/1 bỏ phiếu phê chuẩn nghị định thư xin gia nhập của Thụy Điển.
Sự chậm trễ đă khiến một số đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ thất vọng, nhưng giúp Ankara đạt được những nhượng bộ nhất định. Mỹ sắp tới sẽ bắt đầu nỗ lực nhằm đảm bảo quốc hội ủng hộ bán lô tiêm kích F-16 trị giá 20 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Erdogan kư phê duyệt nghị định thư xin gia nhập của Thụy Điển một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gửi thư cho lănh đạo các ủy ban chủ chốt của quốc hội, nêu ư định bắt đầu quy tŕnh thông báo chính thức việc bán F-16 sau khi Ankara hoàn tất phê duyệt Stockholm gia nhập NATO.
Phần Lan cùng Thụy Điển hồi tháng 5/2022 nộp đơn xin gia nhập NATO, kết thúc hàng thập kỷ duy tŕ chính sách không liên kết về quân sự. Phần Lan hồi tháng 4/2023 gia nhập thành công, sau khi nhận được sự ủng hộ từ 30 nước thành viên, trong khi Thụy Điển gặp trở ngại từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.
Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Thụy Điển thực hiện nhiều bước hơn để kiềm chế các thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK), nhóm bị Liên minh châu Âu và Mỹ coi là nhóm khủng bố. Stockholm sau đó đưa ra luật chống khủng bố và dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan cũng từng ám chỉ việc duyệt Thụy Điển có liên hệ với thương vụ mua F-16 của Mỹ và Canada cam kết dỡ lệnh cấm vận vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc gia nhập NATO cần được sự nhất trí của toàn bộ thành viên trong liên minh. Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 23/1 viết trên X rằng ông đă mời người đồng cấp Thụy Điển Kristersson đến Budapest "để thảo luận" về việc gia nhập NATO. Ông Kristersson hôm 25/1 bày tỏ sẵn sàng gặp người đồng cấp Hungary để thúc đẩy Budapest nhanh chóng phê duyệt.
VietBF@sưu tập