Chị Hà, 37 tuổi, là nhân viên chăm sóc sắc đẹp, đau cổ lan xuống cánh tay phải, bác sĩ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ do thường cúi đầu.
Ngày 15/1, ThS.BS Vũ Đức Thắng, khoa Cột sống, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chị Hà bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 - C6 (vị trí đốt sống cổ thứ 5 và 6), khối thoát vị chèn ép dây thần kinh C6 bên phải.
Thoát vị đĩa đệm cổ là t́nh trạng một hay nhiều đĩa đệm ở giữa những đốt sống cổ bị hư hại, nhân đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh trong ống sống. Bệnh thường gặp ở tài xế, giáo viên, nhân viên văn pḥng; người có thói quen làm việc cố định đầu cổ ở một tư thế trong thời gian dài, như chị Hà thường làm việc trong tư thế cúi đầu.
Người bệnh được điều trị nội khoa hơn 4 tuần không bớt, triệu chứng bệnh càng nặng nên được phẫu thuật.
Vị trí đốt sống cổ bị thoát vị của người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo bác sĩ Thắng, phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo là phẫu thuật ít xâm lấn, chỉ cần mở một đường nhỏ ở cổ, đảm bảo tính thẩm mỹ. Thông thường, bác sĩ bắt vít và khóa cứng các tầng đĩa đệm bị thoát vị. Tuy nhiên, thao tác này làm người bệnh mất khoảng 5-10% tầm vận động.
"Người bệnh c̣n trẻ, thoái hóa đốt sống cổ chưa nghiêm trọng, cột sống c̣n vững, nếu thay đĩa đệm cố định làm giảm tầm vận động, rất đáng tiếc", bác sĩ Thắng nói.
Chị Hà được phẫu thuật thay đĩa đệm động, đảm bảo tầm vận động của cột sống cổ không bị ảnh hưởng. Đĩa đệm động là thiết bị được làm từ hợp chất titanium, có độ tương thích cao với các đốt sống cổ. Để thực hiện thay đĩa đệm động, cần bác sĩ có chuyên môn và thiết bị hiện đại hỗ trợ như kính vi phẫu, khoan mài cao tốc...
Sau phẫu thuật, người bệnh phục hồi nhanh hơn, không cần mất 4-6 tuần chờ liền xương. Đĩa đệm động giúp hạn chế nguy cơ thoát vị đĩa đệm tầng kế cận.
Ngày đầu sau phẫu thuật, chị Hà có thể vận động cổ gần như b́nh thường. Sức khỏe chị phục hồi tốt, thời gian nhập viện và điều trị ba ngày.
Bác sĩ Thắng cho biết 90% trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc hoặc vật lư trị liệu. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh phát triển nhanh chóng, không đáp ứng với điều trị bảo tồn, phải phẫu thuật. Mục tiêu của điều trị là giải nén cho rễ thần kinh và/hoặc tủy sống bị chèn ép, loại bỏ những đĩa đệm hư tổn. Từ đó giúp giảm đau, ngăn ngừa t́nh trạng ngứa ran và tê yếu cánh tay.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp ống sống, hội chứng chèn ép tủy, thiếu máu năo, tàn phế suốt đời...
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu phát hiện đau tê ở cổ, lan đến bả vai, cánh tay, nhất là người có thói quen cúi đầu trong thời gian dài khi làm việc, thường xuyên sử dụng điện thoại, kê gối quá cao khi ngủ.
VietBF@sưu tập