Thông tin sức khỏe của Tổng Trọng vẫn đang thu hút nhiều đồn đoán trong dư luận dù chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào từ nhà nước Việt Nam. Hai quan chức giấu tên của Việt Nam, nắm vấn đề về sức khỏe Tổng Bí thư cho biết. Ông Trọng đă nhập viện “hồi đầu tuần này liên quan đến một loại bệnh chưa được xác định.”
Lần xuất hiện gần nhất của ông Trọng là vào ngày 26/12/2023, khi ông tiếp ông Shii Kazuo, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản.
Từ sau sự kiện đó, ông Trọng đă hoàn toàn vắng mặt trên các phương tiện truyền thông, ngay cả khi có những vị 'khách quư' đến thăm. Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 11 -13/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đă có cuộc gặp với ba lănh đạo cấp cao khác trong ‘tứ trụ’, nhưng không có ông Trọng.
Indonesia là quốc gia có quan hệ chiến lược với Việt Nam từ năm 2011.
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 6 và 7/1 cũng không có cuộc gặp nào với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhiều đồn đoán trên mạng xă hội nêu rằng ông Trọng đang được chữa trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tất cả các lối đi đều bị phong tỏa và t́nh h́nh ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’.
Đến nay chưa thể kiểm chứng độc lập những đồn đoán này lẫn các video trực thăng đáp trên sân thượng bệnh viện, được một số blogger cho rằng là trực thăng chuyên chở ông Trọng.
Một nguồn tin riêng của BBC từ nội bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết quan chức này thậm chí vẫn phải đang chờ thông tin chính thức về sức khỏe ông Trọng và không có thông tin ǵ khác.
Giáo sư Alexander L. Vuving, từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái B́nh Dương Daniel K. Inouye, đánh giá trên mạng xă hội X (trước đây là Twitter) vào hôm 12/1 như sau: “Các ứng viên có khả năng nhất kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng trong vai tṛ Tổng Bí thư là: Vương Đ́nh Huệ, Chủ tịch Quốc hội; Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.”
Trong khi đó, cũng nhận định trên mạng xă hội X vào ngày 14/1, Phó Giáo sư Jonathan London, hiện giảng dạy tại Đại học Leiden, Hà Lan, viết: “Chưa có tin chính thức mà vẫn rơ: Không ai ảnh hưởng chính trị trong thập kỷ qua hơn NPT [Nguyễn Phú Trọng]. Bây giờ VN [Việt Nam] đang vào giai đoạn mà A. Gramsci gọi là interregnum: Quá khứ đang hấp hối, mà lại tương lai vẫn chưa sinh ra. Một giai đoạn có tính quyết định đă đến.”
Một số đồn đoán khác cho rằng thông tin sức khỏe của ông Trọng hoặc nhân sự thay thế có thể được đề cập trong kỳ họp bất thường lần thứ tư của Quốc hội khóa 15, dự kiến khai mạc vào thứ Hai 15/1 và kết thúc vào ngày 18/1.
Tuy nhiên, đề xuất Quốc hội họp kỳ bất thường lần thứ 5 này đă được lần đầu tiên đưa ra vào ngày 18/12, xoay quanh bốn nội dung chính: dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo Luật Các tổ chức Tín dụng (sửa đổi), Chương tŕnh Mục tiêu Quốc gia và Kế hoạch Đầu tư công Trung hạn vốn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho đến nay chưa đưa ra thông tin chính thức nào về sức khỏe của người thực chất nắm quyền lực cao nhất tại Việt Nam.