Bí ngô chứa nhiều chất xơ ḥa tan pectin giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, góp phần chống viêm và ngăn táo bón.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một chén bí ngô nấu chín 100 g chứa khoảng 7 g chất xơ.
Thịt bí ngô rất giàu pectin giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt, khỏe mạnh trong ruột. Nhờ đó hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng, tăng cường miễn dịch chống lại viêm nhiễm và bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích. Ngoài cải thiện sức khỏe đường ruột, chất xơ c̣n hỗ trợ trao đổi chất và tốt cho khỏe tim mạch.
Nghiên cứu năm 2017 của Trường Đại học Aberdeen, Anh và một số đơn vị, cho thấy các loại pectin từ bí ngô, củ cải đường hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và chống viêm. Ăn bí ngô thường xuyên giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Nướng, nấu súp, canh, làm món hầm, cà ri hoặc salad bí ngô để tận dụng nhiều giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này.
Theo phân tích năm 2020 của Trường Đại học Warwick, Anh, cùng một số đơn vị, dựa trên 376 nghiên cứu, bên cạnh thịt quả th́ hạt bí ngô cũng cung cấp chất xơ dồi dào, có lợi cho đường ruột.
Chất xơ của hạt bí ngô cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích và tác động tốt đến nhu động ruột, pḥng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đường tiêu hóa. Thông qua tương tác trực tiếp với các vi khuẩn đường ruột, chất xơ tăng cường sản xuất các chất chuyển hóa quan trọng của vi sinh vật như axit béo chuỗi ngắn, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.
Chất xơ từ bí ngô, rau quả khác c̣n giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Phân tích 25 nghiên cứu với 510 người tham gia của Đại học Warwick cho thấy người ăn nhiều chất xơ thực vật có tỷ lệ mắc ung thư này thấp hơn người tiêu thụ ít chất xơ từ rau quả. Người bệnh u tuyến đại tràng nên bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống để giảm khả năng ung thư đại trực tràng.
Theo Trường Đại học Texas, Mỹ, ăn hạt bí ngô c̣n bớt đái dầm, hỗ trợ chữa giun đường ruột, táo bón. Loại hạt này cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn. Một khẩu phần hợp lư mỗi ngày là 28 g, tương đương 150 hạt bí ngô.
|