Loài cá mặt trăng được xem là loài cá lười nhất trên Trái đất. Dù có bị ăn một nửa cơ thể, chúng vẫn không phản ứng.
Cá mặt trăng c̣n có tên khác là cá mặt trời hay cá thái dương. Chúng dành tới nửa ngày để tắm nắng dưới mặt nước. Điều này giúp chúng làm ấm cơ thể, chuẩn bị cho việc lặn sâu dưới nước để săn mồi.
Trung b́nh, một con cá mặt trăng dài khoảng hơn 3m, nặng gần một tấn. Tuy nhiên, con cá mặt trăng lớn nhất được ghi nhận với trọng lượng lên tới hơn 2.200kg – nghĩa là chúng c̣n nặng hơn cả một chiếc ô tô.
Tên khoa học của loài cá này là Mola Mola – một từ bắt nguồn từ tiếng Latin, có nghĩa là “cối xay”. Chúng được đặt tên như thế bởi thân h́nh màu xám thô kệch.
Loài cá này bơi rất khỏe khi nhỏ, nhưng khi lớn chúng trở nên vô cùng lười biếng, thường thả cơ thể trôi theo ḍng hải lưu ở khắp các đại dương.
Tính khí của chúng rất kiên định và chậm chạp, không phản ứng khi gặp nguy hiểm. Mặc dù có thể bị ăn thịt, nhưng loài cá lười biếng này không cảm nhận được v́ phần lớn cơ thể là một lớp mỡ.
Cá mặt trăng có khả năng sinh sản ấn tượng với khả năng đẻ tới 300 triệu trứng chỉ sau 3 tuần mang thai.
Mặc dù dễ bị ăn thịt, nhưng khả năng sinh sản cao giúp chúng không lo lắng về tuyệt chủng.
Cá con khi mới nở có kích thước nhỏ, nhưng chỉ sau 5 tháng, chúng có thể nặng lên tới 373kg.