Giáo sư, bác sĩ Sir Roy Calne là người đă thực hiện ca ghép gan đầu tiên ở châu Âu tại bệnh viện Addenbrooke ở Cambrige (Mỹ) vào tháng 5 năm 1968.
Vào ngày 2 tháng 5 năm 1968, giáo sư Calne thực hiện ca phẫu thuật ghép tạng đầu tiên tại bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge (Mỹ), nhờ có ông mà hàng ngh́n người mắc bệnh gan giai đoạn cuối trong thời điểm đó đă có 1 cuộc sống b́nh thường.
Mới đây vào tối 6/1, gia đ́nh bác sĩ Calne cho biết ông đă qua đời tại Cambridge, Anh thọ 93 tuổi. Con trai của ông chia sẻ, ông là người cha tuyệt vời của 6 đứa con, vị bác sĩ đáng kính và cả gia đ́nh đều rất tự hào v́ những ǵ ông đă làm được cho nền y khoa thế giới.
Bệnh viện Đại học Cambridge cho biết, bác sĩ Sir Roy Calne là giáo sư phẫu thuật từ năm 1965 đến năm 1998, thực hiện ca ghép thận đầu tiên ở Cambridge vào năm 1965 và ca ghép gan đầu tiên ở châu Âu 3 năm sau đó.
Năm 1978, ông trở thành bác sĩ đầu tiên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, loại thuốc này được cho là có hiệu quả trong việc giảm đào thải nội tạng. Trong các cuộc phỏng vấn, bác sĩ Calne chia sẻ rằng, ông không coi việc cấy ghép là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp mà chỉ là 1 bước trong việc phát triển phương pháp cấy ghép.
Vào tháng 7/2020, Angela Dunn được biết tới là bệnh nhân ghép thận sống sót lâu nhất trên thế giới, thọ 74 tuổi. Cô tỏ ḷng biết ơn tới bác sĩ Calne nhân kỉ niệm 50 năm cuộc phẫu thuật thành công, đồng thời chia sẻ thêm rằng, cô thực hiện ca phẫu thuật vào giữa những năm 20 tuổi nhưng không có chút hi vọng nào về việc ḿnh sẽ sống được đến tuổi 30.
Vào thời điểm đó, giáo sư Chris Watson đă ghi nhận vị bác sĩ phẫu thuật này v́ đă đưa “Cambridge lên bản đồ y học thế giới như 1 trung tâm y tế xuất xắc nhất”. Watson cũng cho biết thêm, năm 2021, đây là tung tâm cấy ghép duy nhất thực hiện được tất cả các ca cấy ghép nội tạng trong ổ bụng với hơn 250 ca được thực hiện mỗi năm.