Đầu tuần, hai quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đă bày tỏ quan điểm trái với những ǵ mà các nhà đầu tư đang kỳ vọng.
Thống đốc FED Michelle Bowman. Ảnh: Horacio Villalobos via Getty Images
Các quan chức FED cho rằng việc giữ nguyên lăi suất ở mức hiện tại trong một thời gian nữa sẽ có thể khiến lạm phát trở lại mức mục tiêu của ngân hàng trung ương. Những b́nh luận này đă dội một gáo nước lạnh vào kỳ vọng của Phố Wall rằng việc cắt giảm lăi suất có thể bắt đầu trong quư đầu tiên năm 2024.
Một trong hai quan chức là Thống đốc FED Michelle Bowman. Bà cho rằng vẫn phải giữ nguyên khả năng tăng lăi suất, nếu lạm phát dai dẳng.
Song, bà cũng điều chỉnh quan điểm đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái. Khi ấy, bà nói rằng FED sẽ phải tăng lăi suất hơn nữa để hạ lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.
Lăi suất quỹ liên bang từ năm 2022 đến hiện tại.
Trong bài phát biểu trước hiệp hội South Carolina Bankers Association tại Columbia, bà nói: “Tôi đă thay đổi quan điểm của khi xem xét tỷ lệ lạm phát có khả năng giảm sâu hơn, nếu lăi suất chính sách được duy tŕ ở mức hiện tại trong một thời gian”.
Mặc dù có thừa nhận đến một lúc nào đó ngân hàng trung ương sẽ phải thực hiện quá tŕnh hạ lăi suất, bà nói rằng “vẫn chưa đến lúc đó”.
Phát biểu của Thống đốc FED Michelle Bowman khác hẳn với những kỳ vọng gần đầy của nhà đầu tư. Họ đang dự đoán FED sẽ thực hiện 6 đợt cắt giảm lăi suất trong năm 2024, gấp đôi mức dự kiến của các quan chức FED đưa ra sau cuộc họp cuối cùng trong năm 2023. Phố Wall hiện dự đoán đợt cắt giảm đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 3.
Chủ tịch FED Atlanta Raphael Bostic. Ảnh: Foxlive
Trong khi đó, Chủ tịch FED Atlanta Raphael Bostic cũng đă có bài phát biểu đưa ra quan điểm trước câu lạc bộ Rotary Club of Atlanta. Ông ủng hộ quan điểm giữ lăi suất ổn định để đảm bảo lạm phát thực sự quay trở lại mức mục tiêu, sau đó mới cắt giảm. Ông lặp lại dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ thực hiện 2 đợt cắt giảm lăi suất vào cuối năm nay.
Dường như bà Bowman lo ngại về nguy cơ lạm phát tăng cao hơn ông Bostic. Bà chỉ ra rằng những căng thẳng địa chính trị có thể ảnh hưởng đến giá lương thực và năng lượng. Việc nới lỏng các điều kiện tài chính cũng có thể cản trở tiến tŕnh giảm lạm phát hoặc thậm chí khiến lạm phát tăng tốc trở lại.
Một rủi ro khác mà Thống đốc FED chỉ ra là thị trường việc làm duy tŕ trạng thái mạnh mẽ. Báo cáo việc làm tháng 12 cho thấy việc làm và tiền lương khả năng sẽ tiếp tục tăng, đồng thời tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm.
“Mặc dù chính sách tiền tệ hiện tại dường như đă siết đủ chặt để đưa lạm phát xuống 2% theo thời gian, tôi vẫn sẵn sàng tăng lăi suất quỹ liên bang hơn nữa trong cuộc họp trong tương lai, nếu dữ liệu sắp tới cho thấy tiến tŕnh lạm phát đă bị đ́nh trệ hoặc tăng ngược”, bà nói.
VietBF@sưu tập