Tăng axit uric máu có thể tác động đến sự tiến triển của bệnh cao huyết áp và sự hiện diện của cả hai t́nh trạng đem lại mối nguy cơ cực lớn.
Nhóm nghiên cứu đến từ Pḥng thí nghiệm trọng điểm về Dinh dưỡng nguyên tố vi lượng của Ủy ban Y tế Quốc gia và Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia (Trung Quốc) chứng minh việc ăn đậu và hạt giúp ḱm hăm rất tốt t́nh trạng cao huyết áp và tăng axit uric.
Thêm đậu và hạt vào bữa ăn có thể giúp bạn ḱm hăm t́nh trạng tăng huyết áp và axit uric - Ảnh minh họa từ Internet
Theo bài công bố trên tạp chí Nutrients, kết quả phân tích dữ liệu của hơn 52.000 người cho thấy những người ăn đủ lượng đậu và hạt theo hướng dẫn dinh dưỡng của nước này (từ 25 g trở lên mỗi ngày) th́ nguy cơ mức huyết áp và axit uric cao vượt ngưỡng thấp hơn rơ rệt so với người ít ăn.
Ở nam giới, nguy cơ giảm được gần 27%, trong khi nữ giới mức giảm nguy cơ là hơn 26%.
Đây là một kết quả hết sức thú vị và được ủng hộ bởi một số bằng chứng trước đó thông qua các nghiên cứu quốc tế, ví dụ đă có nghiên cứu chứng minh ăn theo chế độ Địa Trung Hải cũng làm giảm huyết áp và axit uric.
Nguồn đạm trong chế độ ăn Địa Trung Hải cũng tập trung vào cá, đậu, hạt, trứng, sữa.
Người ăn nhiều đậu và hạt thường cũng có xu hướng ăn ít những thứ có thể thúc đẩy bệnh cao huyết áp và tăng axit uric, ví dụ như thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.
Theo các tác giả, can thiệp dinh dưỡng giúp giảm axit uric và huyết áp là rất quan trọng trong bối cảnh hai vấn đề này đang cùng gia tăng.
Tăng axit uric máu có thể gây ra bệnh gout (gút), ngoài ra có ư kiến cho rằng nó có thể hiệp đồng và thúc đẩy tiến triển đối với bệnh cao huyết áp, gây ra những "hậu quả chồng chất".
Chỉ riêng cao huyết áp đứng một ḿnh đă là mối nguy lớn. Không chỉ là một trong những t́nh trạng mạn tính phổ biến nhất thế giới, nó c̣n đóng góp tỉ lệ cao trong nguyên nhân gây tử vong sớm.
Ước tính trên toàn cầu có 51% ca đột quỵ và 45% ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ là do huyết áp tâm thu cao, theo một đánh giá từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).