Rau cải đặt ḿnh trong họ thực phẩm chống ung thư mạnh mẽ, bao gồm bông cải xanh, bắp cải và cải bó xôi.Các loại rau này đều chứa đựng nhiều chất chống oxi hóa và chống viêm, cùng với các loại vitamin và dưỡng chất khác, giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả.
Bông cải xanh: Nổi bật với hàm lượng sulforaphane cao, đây là một hợp chất được chứng minh có khả năng ngăn chặn và điều trị ung thư, được nhà nghiên cứu đánh giá về mức độ hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Bắp cải, cải bó xôi: Cả hai loại này đều chứa nhiều sulforaphane và indole-3-carbinol, hai hợp chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, chúng c̣n cung cấp nhiều chất chống oxi hóa và chống viêm, hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Cà chua
Cà chua là nguồn cung cấp lycopene và các chất chống ung thư khác, mang lại hiệu quả ngăn ngừa nhiều loại ung thư như ung thư phổi, tuyến tiền liệt, vú, dạ dày và đại tràng. Thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày có thể tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn.
Cà rốt
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung cà rốt vào chế độ ăn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư dạ dày và tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong cà rốt được chứng minh giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và ung thư vú theo một số nghiên cứu. Để tận dụng đầy đủ chất dinh dưỡng từ cà rốt, bạn nên ăn chúng tươi và chế biến đơn giản để đảm bảo cơ thể hấp thụ tốt nhất, từ đó hỗ trợ trong việc ngăn ngừa ung thư.
Thói quen lành mạnh pḥng chống ung thư
1. Tập thể dục thể thao
Dù là chạy bộ, bơi, yoga, đạp xe… th́ đều rất tốt cho sức khỏe. Bởi sau khi vận động, thể chất và khả năng miễn dịch trở nên mạnh hơn và khả năng tái phát ung thư sẽ nhỏ hơn.
Tập thể dục rất quan trọng đối với sự phục hồi của bệnh nhân ung thư, ví dụ như đối với bệnh nhân xạ trị, tập thể dục thể thao hợp lư có thể thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng của chức năng tạo máu, giúp cơ thể sử dụng nhiều tế bào miễn dịch và các chất miễn dịch, nâng cao toàn diện khả năng kháng bệnh. Tập thể dục c̣n ngăn ngừa và giảm loăng xương, giảm tai biến.
Tập thể dục phù hợp và thường xuyên có thể làm giảm hiệu quả sự tái phát và di căn của ung thư phổi, đồng thời cải thiện đáng kể thể lực và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tất nhiên, nên chọn bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân và tránh các bài tập thể dục cường độ cao.
2. Không thức khuya
Theo nghiên cứu, giấc ngủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, những người ngủ đủ giấc có hiệu suất kích hoạt các tế bào T trong cơ thể cao hơn những người ngủ kém.
Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ là một biến chứng phổ biến của bệnh nhân ung thư, cơn đau vết mổ và những cảm xúc tiêu cực khác nhau sau khi phẫu thuật có thể khiến bạn không thể ngủ yên. Bất kể bạn khỏe mạnh hay từng bị ung thư, hăy cố gắng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Cố gắng đi ngủ và thức giấc vào một giờ cố định và kiên tŕ trong thời gian dài, tắt máy tính và các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ; tránh ăn no trước khi đi ngủ; tắm nước nóng, đọc sách, thiền trước khi đi ngủ; hạn chế tiêu thụ caffeine (cà phê, trà, soda) và uống rượu.
3. Tắm nắng
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học McGill, vitamin D có thể làm chậm quá tŕnh tế bào ung thư chuyển từ tổn thương tiền ung thư sang trạng thái ung thư, và kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư.
Đối với bệnh nhân ung thư phổi, vitamin D là một trong những yếu tố giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi, đồng thời giúp ngăn ngừa các phản ứng có hại nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá tŕnh điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D là tắm nắng đúng cách, nhưng lưu ư tránh nắng gắt, phơi nắng khoảng 10 phút mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả tốt.
4. Ăn uống lành mạnh
Sức hấp dẫn của nhiều món ngon như thịt nướng, gà rán, lẩu… khiến nhiều người không thể cưỡng nổi. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều không chỉ khiến bạn tăng cân mà c̣n làm tăng nguy cơ tái phát ung thư và di căn.
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng béo ph́ do chế độ ăn nhiều chất béo sẽ nuôi tế bào ung thư và khiến các tế bào miễn dịch bên trong khối u bị “chết đói”, làm suy yếu khả năng chống ung thư và đẩy nhanh tốc độ phát triển của khối u. Ngoài ra, ăn kiêng mù quáng và đơn giản hóa chế độ ăn uống là không tốt. Cố gắng cân bằng dinh dưỡng, ăn đủ chất đạm và kiêng kỵ hợp lư mới giúp cơ thể có đủ dinh dưỡng, nâng cao khả năng kháng bệnh, phục hồi thể lực.
|
|