Ung thư lưỡi là loại bệnh thường gặp trong các loại bệnh ung thư vùng miệng và xung quanh miệng. Ung thư lưỡi không có dấu hiệu rơ ràng ở thời gian đầu cho đến khi bệnh phát tác.
Hút thuốc lá. Khói thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đôi với ung thư miệng và cổ họng, mà lưỡi là cơ quan không thể tránh khỏi.
Nghiện rượu bia, các chất kích thích.
Tiếp xúc với tia xạ cường độ cao.
Gen di truyền. Nếu người thân trong gia đ́nh có thành viên mắc phải căn bệnh th́ bạn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần b́nh thường.
Nhiễm virus HPV.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học.
Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Nếu loét ở lưỡi kéo dài cũng có thể là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư lưỡi. Ung thư lưỡi có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, ở giai đoạn ban đầu, thường khó phát hiện bệnh ung thư lưỡi. Hầu hết các dấu hiệu của bệnh đều dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Do đó, người bệnh thường t́m đến bác sĩ khi bệnh bắt đầu chuyển qua giai đoạn nặng hơn.
Trong giai đoạn đầu, dấu hiệu của ung thư lưỡi tương đối giống với nhiệt miệng. Khoang miệng, đặc biệt là bộ phận lưỡi xuất hiện dấu hiệu lở loét kéo dài nhưng không mang cảm giác đau. Người bệnh hay có cảm giác bộ phận lưỡi bị dị vật cắm vào gây khó chịu. Ở một số người c̣n có triệu chứng bị nổi hạch ở hàm dưới hoặc vùng cằm.
Triệu chứng ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi trong giai đoạn toàn phát
Sau giai đoạn sơ phát, người bệnh sẽ cảm nhận được sự bất thường rơ ràng hơn ở vùng lưỡi. Những cơn đau bắt đầu kéo dài khi nhai, nói, đặc biệt khi tiêu thụ thức ăn cay, nóng. Hiện tượng loét kéo dài tạo ra tổn thương hoại tử, khiến hơi thở có mùi hôi thối và nước bọt lẫn máu.
Lúc này, vết loét ở lưỡi không c̣n xuất hiện đơn lẻ. Chúng phát triển thành các ổ loét có kích thước to, tổn thương nặng. Ổ loét h́nh thành mủ máu, h́nh dạng nham nhở, dễ bị chảy máu khi có va chạm nhẹ. Đôi khi, người bệnh c̣n gặp t́nh trạng khít hàm, gây khó nói và nuốt.
Triệu chứng ung thư lưỡi trong giai đoạn phát triển mạnh
Ung thư lưỡi phát triển đến giai đoạn cuối ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Người bệnh trong giai đoạn này sụt cân rơ rệt v́ đau đớn và không thể tiếp nhận nhiều thức ăn được đưa vào bằng đường miệng.
Tổn thương dạng u bắt đầu trồi lên bề mặt lưỡi thành những mảng cứng. Lúc này bộ phận lưỡi bị cứng, khó hoạt động. Hiện tượng đau và chảy máu xuất hiện liên tục.
Điều trị bệnh và hạn chế ung thư lưỡi tái phát, mới mắc
Điều trị
Phẫu thuật: Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.
Xạ trị: Phương pháp này có thể sử dụng đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không c̣n chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm.
Hóa trị: Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật-xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng.
Pḥng ngừa
Sau khi được điều trị, người mắc cần lưu ư pḥng bệnh, đó là:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách: Dùng bàn chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách, nước xúc miệng để vệ sinh răng miệng, khoang miệng.
Có chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn hằng ngày. Ăn nhiều đậu, hoa quả, rau họ cải (như cải bắp, bông cải xanh), các loại rau lá xanh đậm, hạt lanh, tỏi, nho, trà xanh, đậu nành và cà chua. Hạn chế ăn các món chiên, nướng.
Không hút thuốc lá, sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia...
Vận động thường xuyên vừa giúp tăng sức đề kháng cũng như pḥng tránh ung thư.
Khám nha khoa định kỳ kết hợp với các phương pháp sàng lọc cho phép bạn phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư sớm. Đặc biệt là khi thấy có các dấu hiệu bất thường như: xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau… và kéo dài, cần đến bệnh viện để thăm khám.
|