Thường các loại đạm có nguồn gốc động vật sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn thực vật. Tuy nhiên, các sản phẩm từ đạm thực vật đang ngày càng phổ biến và được nhiều người đưa vào chế độ ăn uống của ḿnh.
Thạc sĩ - bác sĩ chuyên khoa 1 Dương Thị Ngọc Lan, Pḥng khám Tư vấn dinh dưỡng - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, cho biết chất đạm hay c̣n gọi là protein, là một chất dinh dưỡng có vai tṛ quan trọng đối với cơ thể như tham gia vào cấu trúc cơ thể, tổng hợp các yếu tố miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể, các nội tiết tố, các chất dẫn truyền thần kinh. Đạm có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trững, sữa (mỗi 100 g thịt sẽ có 17-23 g đạm) và thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc vừng, gạo (mỗi 100 g đậu có khoảng 20-35 g đạm, 100 g gạo tẻ có khoảng 8 g đạm).
Protein là một chất dinh dưỡng có vai tṛ quan trọng đối với cơ thể
Shutterstock
Vai tṛ của chất đạm đối với cơ thể
"Nếu thiếu đạm sẽ gây giảm khả năng bảo vệ cơ thể, ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh, làm thay đổi h́nh thái xương…; ngược lại, nếu sử dụng chất đạm vượt quá nhu cầu cơ thể sẽ dẫn đến một số nguy cơ như làm gan, thận tăng hoạt động, làm tăng tốc độ lăo hóa các cơ quan này, gây tăng ure máu, biếng ăn, nguy cơ gây c̣i xương ở trẻ em và loăng xương ở người cao tuổi", bác sĩ Ngọc Lan phân tích.
Nhu cầu đạm ở người trưởng thành phụ thuộc vào tuổi, t́nh trạng cơ thể, chất lượng đạm, nguồn gốc đạm động vật hay thực vật. Nhu cầu đạm khuyến nghị cho người trưởng thành tối thiểu 1,25 g/kg cân nặng/ngày, khoảng 30% từ nguồn đạm động vật.
Khi ăn thực phẩm chứa đạm, cơ thể sẽ phân hủy chất đạm thành các axit amin được hấp thu vào máu và dùng làm nguyên liệu tổng hợp cho cơ thể. Có thể phân loại các axit amin này thành loại thiết yếu và không thiết yếu, trong đó axit amin thiết yếu là các axit amin bắt buộc phải đưa vào cơ thể thông qua thực phẩm v́ cơ thể không tự tổng hợp được.
Lợi ích của đạm thực vật
Thường các loại đạm có nguồn gốc động vật sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn thực vật. Tuy nhiên, các sản phẩm từ đạm thực vật đang ngày càng phổ biến.
Lợi ích của đạm thực vật đối với sức khỏe lâu dài và các bệnh mạn tính là chủ đề thịnh hành trong những năm gần đây. Đạm thực vật được cho là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và chức năng cơ thể. Nhiều báo cáo cho thấy lợi ích của đạm thực vật trên sức khỏe tim mạch, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, ung thư, chức năng thận, khối lượng cơ nạc và sức mạnh cơ bắp, cũng như tỷ lệ mắc bệnh và tử vong nói chung.
Theo hướng dẫn của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2023, việc áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải (chế độ ăn tăng các thành phần có lợi cho sức khỏe như cá, rau, củ, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt; giảm các thành phần như thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt) hoặc chế độ ăn dựa trên thực vật với hàm lượng chất béo không băo ḥa cao có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch trên người bệnh tiểu đường.
Nên ăn đa dạng thực phẩm, phối hợp các loại thức ăn
"Tuy nhiên, nh́n chung hiện nay việc so sánh lợi ích sức khỏe ưu việt của đạm thực vật so với động vật về mặt khoa học vẫn c̣n gặp nhiều khó khăn. V́ vậy, người dùng nên chú trọng xem xét về giá trị dinh dưỡng của chế độ ăn kết hợp với các thói quen ăn uống lành mạnh. Có thể lựa chọn chế độ ăn dựa trên thực vật, với nguồn cung đạm chủ yếu từ thực vật, tuy nhiên cần nhận thức được sự khác nhau về giá trị dinh dưỡng của các nguồn đạm này, từ đó có sự chú trọng nhằm đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể", bác sĩ Lan chia sẻ.
Nên ăn đa dạng chủng loại, phối hợp càng nhiều loại với nhau càng tốt và các loại thức ăn nên được ăn cùng lúc với nhau hoặc thời gian ăn cách nhau không quá xa để thuận lợi cho quá tŕnh tổng hợp đạm trong cơ thể. Bên cạnh đó, cần lưu ư các cách chế biến nguồn thức ăn từ thực vật gồm ngâm, lên men, nảy mầm, đun nóng, giúp giảm tác dụng bất lợi của chất phản dinh dưỡng trong chúng như glucosinolates, phytates, axit erucic, những chất cản trở quá tŕnh tiêu hóa, hấp thu hoặc sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Khi lựa chọn một chế độ ăn đặc biệt hoặc cơ thể có những vấn đề bệnh lư, người bệnh cần có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế chế độ ăn uống phù hợp với t́nh trạng bệnh lư, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và cải thiện sức khỏe tổng thể.
VietBF@sưu tập