Bưởi là trái cây phổ biến ở Việt Nam đặc biệt dịp cuối năm bưởi rất nhiều và rất rẻ. Nhưng bưởi có vị ngọt thì bệnh nhân tiểu đường ăn vào có sợ tăng đường huyết không?
Bưởi được biết đến là nhóm quả họ cam quýt rất giàu vitamin C, ăn ngon và chống ngán. Đặc biệt dịp cuối năm bưởi được bán với rất nhiều loại giá lại rẻ. Bưởi ăn tráng miệng giúp giải ngán, chống khát và đặc biệt là trái cây không sợ dị ứng cho ai. Nhưng bưởi có vị ngọt nên nhiều người tiểu đường sẽ cảm thấy lo lắng ăn vào bị tăng đường huyết. Thực hư ra sao?
Bưởi là trái cây mọng nước, nhiều vitamin, chỉ cố đường huyết của bưởi chỉ vào khoảng 25 được xem là chỉ số thấp. Do đó bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bưởi để tăng cường sức khỏe. Trái bưởi cũng chứa naringenin - một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Bởi thế bệnh nhân tiểu đường nên chọn bưởi thay cho nhiều loại trái cây ngọt khác. Chỉ số đường huyết của bưởi chỉ ở mức 25 là mức thấp nên bạn hoàn toàn yên tâm. Tất nhiên không phải là ăn càng nhiều càng tốt. Mỗi lần bạn nên ăn 1-2 múi bưởi.
Bưởi hỗ trợ giảm cân
Bưởi là trái cây ngọt, giàu nước, ít calo và lại giúp tăng cường tiêu hóa. Nên bưởi là thức ăn tốt cho những người cần hỗ trợ giảm cân. Ăn bưởi tăng cường trao đổi chất. Hơn nữa vị the đắng của bưởi có thể giảm cơn đói và giảm thèm ăn. Với những người muốn giảm cân tốt hơn nên dùng cả vỏ bưởi sấy khô sẽ có nhiều công dụng giảm cân hơn. Khi bạn ăn bưởi, cơ thể tiết ra nhiều hơn hormone cholecystokinin có công dụng điều hòa dịch tiêu hóa, ức chế cơn đói, giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Với những bệnh nhân tiểu đường có tình trạng thừa cân nặng thì việc ăn bưởi còn hỗ trợ giảm cân để điều chỉnh cân nặng hợp lý hơn.
Bưởi giúp tăng cường hệ miễn dịch
Bưởi là nhóm trái cây giàu vitamin C bậc nhất. Vitamin C giúp chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp giảm tế bào tự do. Những khi bạn có chứng cảm lạnh ăn bưởi giúp hỗ trợ cho cổ họng dễ chịu hơn và tinh thần thư thái hơn. Trái bưởi cũng chứa nhiều Vitamin A có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm, cải thiện tình trạng viêm sưng.
Bưởi còn rất nhiều khoáng chất giúp hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, cho làn da căng mịn săn chắc hơn.
Hỗ trợ tiêu hóa chống táo bón
Nếu bạn là người hay bị táo bón thì bưởi là một lựa chọn tốt cho bạn. Bười giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường chất xơ hỗ trợ tình trạng táo bón tốt hơn.
Lưu ý khi ăn bưởi
Bưởi không nên dùng cùng thuốc vì chúng có thể làm mất tác dụng của thuốc hoặc ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa thuốc. Đó là vì trong bưởi có Furanocoumarin có trong trái bưởi cũng như các loại quả cùng họ khác có thể ảnh hưởng tới quá trình phân hủy thuốc trong cơ thể.
Nếu bạn ăn nhiều bưởi cùng lúc với uống thuốc có thể làm tăng nồng độ thuốc vào máu nên ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể ngộ độc.
Bưởi nên ăn sau bữa ăn khoảng 1 giờ, tránh ăn khi bụng rỗng và không nên ăn ngay sau bữa ăn.
Ngoài múi bưởi thì vỏ bưởi,cùi bưởi đều là nguồn chất xơ tốt cho sức khỏe nên bạn có thể dùng cùi bưởi, vỏ bưởi sấy khô hoặc chế biến làm chè bưởi, pha trà bưởi để tăng thêm kích thích tiêu hóa hỗ trợ giảm tiểu đường.
Tuy nhiên nên chú ý nếu dùng cùi bưởi nấu chè, vỏ bưởi làm mứt ngọt thì nên ăn hạn chế tránh ăn nhiều đường.
|