Phó thủ tướng Nga cho biết Trung Quốc và Ấn Độ là khách mua khoảng 90% lượng dầu xuất khẩu của nước này, tăng mạnh so với trước khi xung đột Ukraine nổ ra.
"Trước đây châu Âu là bên mua khoảng 40-45% lượng dầu và sản phẩm dầu xuất khẩu của chúng tôi. Năm nay, chúng tôi dự kiến con số này không vượt quá 4-5%", Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết ngày 27/12.
Khi mất phần lớn thị phần tại châu Âu, Nga đă chuyển hướng sang các thị trường khác, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ. Theo Phó thủ tướng Novak, Trung Quốc mua 45-50% lượng dầu và sản phẩm dầu của Nga.
Ấn Độ, quốc gia trước đây gần như không nhập khẩu dầu Nga, hiện trở thành khách hàng lớn. Phó thủ tướng Nga cho biết trong hai năm qua, lượng dầu xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh, chiếm khoảng 40%.
Các nguồn tin cho biết Ấn Độ có thể đă mua dầu thô giá ưu đăi từ Nga sau đó tinh chế và bán cho khách hàng châu Âu. Các chuyên gia cho rằng biện pháp này là lối đi "cửa sau" cho dầu Nga và cũng làm giảm tác động từ các lệnh trừng phạt với nước này.
Nga cũng t́m thị trường mới cho xuất khẩu khí đốt tự nhiên trong bối cảnh nguồn cung sang các nước châu Âu suy giảm. Tuy nhiên, ông Novak khẳng định ngành năng lượng Nga đă phát triển thành công bất chấp các lệnh trừng phạt gia tăng trong năm nay.
Phó thủ tướng Nga kỳ vọng doanh thu từ dầu và khí đốt sẽ chạm mốc gần 9.000 tỷ ruble (khoảng 98 tỷ USD) trong năm 2023, tương đương năm 2021, thời điểm trước khi nổ ra xung đột Ukraine.
Ông Novak cho biết ngành dầu khí chiếm 27% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga và đem lại 57% doanh thu xuất khẩu của nước này. Ông cũng nói Nga luôn chào đón các khách hàng, thêm rằng có nhiều nước Mỹ Latin, châu Phi và khu vực châu Á - Thái B́nh Dương muốn mua dầu Nga.
Sau khi Nga mở chiến dịch ở Ukraine hồi tháng 2/2022, các nước phương Tây đă áp loạt lệnh trừng phạt lên Moskva, trong đó có lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) với dầu Nga vận chuyển qua đường biển.
|