Người bệnh tiểu đường cần chăm sóc chân mỗi ngày, kiểm soát đường huyết để pḥng biến chứng, tránh nhiễm trùng dẫn đến hoại tử phải cắt cụt chi.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết biến chứng bàn chân đái tháo đường là sự kết hợp của nhiều yếu tố như tổn thương thần kinh, mạch máu, các biến dạng xương, kiểm soát đường huyết không tốt..., ảnh hưởng đến khả năng lành vết thương.
Biến chứng có thể xảy ra ở người bệnh đái tháo đường lâu năm và cả mới mắc. Rất nhiều trường hợp phát hiện nhiễm trùng chân, đi khám mới biết bị đái tháo đường. Biến chứng bàn chân đái tháo đường thường gặp ở người kiểm soát đường huyết không tốt, mỡ máu cao, hút thuốc lá.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc biến chứng này như hút thuốc lá, thừa cân, béo ph́, đường huyết không kiểm soát tốt, sức đề kháng kém. Người bệnh không biết cách chăm sóc vệ sinh bàn chân, thường xuyên đi chân trần, mang giày dép gây cọ xát, cắt da cắt khóe không đúng cách. Người tự điều trị đau chân, tê chân bằng các phương pháp truyền miệng như bôi dầu, hơ than, đắp than cũng có rủi ro.
Theo bác sĩ Trúc, tầm soát sớm biến chứng bàn chân đái tháo đường giúp người bệnh chăm sóc bàn chân tốt hơn. Sau khi tầm soát, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tái khám định kỳ, từ đó can thiệp kịp thời các vấn đề xảy ra, hạn chế biến chứng. Dưới đây là 5 lưu ư khi chăm sóc.
Chăm sóc chân hàng ngày: Kiểm tra bàn chân thường xuyên để kịp thời phát hiện các bất thường trên chân như vết chai, móng quặp, vết trầy xước...
Vệ sinh chân bằng xà pḥng nhẹ và nước ấm, lau khô bằng khăn mềm, không cọ xát mạnh, nhất là vùng kẽ ngón. Chọn loại giày phù hợp và luôn mang tất khi đeo giày để bảo vệ bàn chân.
Kiểm soát đường huyết: Đường huyết tăng cao hoặc dao động bất thường dễ dẫn đến tổn thương mạch máu và thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường. Các tổn thương chủ yếu tập trung ở bàn chân.
Người bệnh cần tái khám định kỳ, sử dụng thuốc theo toa bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết, không tự ư ngưng hoặc thay đổi điều trị khi chưa có sự đồng ư của bác sĩ.
Kiểm soát các bệnh đi kèm: Tăng huyết áp, mỡ máu cao cần được người bệnh kiểm soát tốt để hạn chế tổn thương mạch máu - yếu tố khiến vết loét lâu lành.
Dinh dưỡng, lối sống và vận động thể lực: Dinh dưỡng có vai tṛ quan trọng trong việc ổn định đường huyết. Người bệnh nên tuân theo chế độ ăn hợp lư để tránh lượng đường trong máu tăng cao quá mức, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho quá tŕnh lành vết thương.
Tập thể dục thể thao đều đặn: Vận động cũng góp phần hạn chế các biến chứng. Với người đang điều trị loét chân, các hoạt động thể lực cần hướng dẫn của chuyên gia để tránh gia tăng áp lực lên vết loét.
Tái khám khi có bất thường: Biến chứng bàn chân đái tháo đường nguy hiểm gây tốn kém chi phí điều trị, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong. Người có dấu hiệu bất thường ở bàn chân nên đến bác sĩ khám để được tư vấn và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng, cắt cụt chi.
|