Mùa Giáng Sinh lại về. Nhiều gia đ́nh bất kể theo truyền thống tôn giáo nào lại có những cây thông xanh hay cây Giáng Sinh (Christmas Tree) để trưng bày đón ngày Thiên Chúa giáng trần. Có người thắc mắc rằng truyền thống này có từ thời nào, bắt nguồn từ đâu? Hẳn là nó có liên hệ đến Ki Tô giáo?
Theo trang mạng chuyên về lịch sử
www.history.com, từ rất lâu trước khi đạo Thiên Chúa ra đời, những loài cây cối xanh quanh năm có một ư nghĩa đặc biệt đối với con người vào mùa đông. Giống như ngày nay trang trí nhà cửa trong mùa lễ hội bằng các loại cây thông, nhiều dân tộc cổ đại treo những cành cây thường xanh (evergreen) trên cửa ra vào và cửa sổ. Ở nhiều quốc gia, người ta tin rằng cây thường xanh sẽ xua đuổi phù thủy, ma quỷ, ma quỷ và bệnh tật.
Ở Bắc Bán Cầu, ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 12 và được gọi là ngày đông chí. Người xưa tin rằng mặt trời là một vị thần; và mùa đông đến hàng năm là v́ thần mặt trời bị bệnh và yếu. Họ ăn mừng ngày hạ chí ( 21 tháng 6) v́ điều đó có nghĩa là thần mặt trời bắt đầu khỏi bệnh và mùa hè quay trở lại. Những cành cây thường xanh nhắc nhở họ về tất cả những cây xanh sẽ mọc trở lại khi thần mặt trời mạnh mẽ.
Người Ai Cập cổ đại tôn thờ một vị thần tên là Ra, có đầu chim ưng và đội mặt trời như một chiếc đĩa rực lửa trên vương miện. Vào ngày hạ chí, khi Ra bắt đầu khỏi bệnh, người Ai Cập trang trí nhà của họ bằng những cây cọ xanh và lau sậy cói, tượng trưng cho sự chiến thắng của sự sống trước cái chết.
Người La Mă thời kỳ đầu đánh dấu ngày hạ chí bằng một bữa tiệc gọi là Saturnalia để tôn vinh Saturn, vị thần nông nghiệp. Người La Mă biết rằng ngày hạ chí có nghĩa là chẳng bao lâu nữa, các trang trại và vườn cây ăn trái sẽ xanh tươi và trĩu quả. Để đánh dấu dịp này, họ trang trí nhà cửa và đền thờ bằng những cành cây thường xanh.
Nước Đức được cho là đă bắt đầu truyền thống cây Giáng Sinh như chúng ta biết ngày nay vào thế kỷ 16, khi sử sách ghi lại những người theo đạo Cơ Đốc sùng đạo mang cây trang trí vào nhà của họ. Một số người c̣n xây dựng các kim tự tháp Giáng Sinh bằng gỗ, và trang trí chúng bằng cây thường xanh và nến.
Một số sử gia cho rằng Martin Luther, nhà cải cách Tin Lành thế kỷ 16, là người đầu tiên đă thêm những ngọn nến thắp sáng vào cây. Chuyện kể rằng khi đang đi bộ về nhà vào một buổi tối mùa đông, Luther sững sờ trước vẻ đẹp của những ngôi sao lấp lánh giữa những tán cây thường xanh. Để lấy lại khung cảnh đó cho gia đ́nh ḿnh, ông đă dựng một cái cây trong pḥng chính, và đặt trên các cành của nó những ngọn nến thắp sáng.
Ai đă mang cây Giáng sinh đến Mỹ, và trong thời gian nào? Cho đến thế kỷ 19, hầu hết người Mỹ đều thấy cây Giáng Sinh là một điều kỳ quặc. Những ghi nhận sử sách đầu tiên về việc trưng bày cây Giáng Sinh trong nhà là từ những năm 1820s, trong cộng đồng người Đức ở Pennsylvania. Tuy nhiên, cho đến cuối những năm 1840s, cây Noel được coi là một biểu tượng ngoại giáo, và không được hầu hết người Mỹ (đa số theo đạo Tin Lành) chấp nhận, cũng giống như nhiều phong tục lễ hội Giáng sinh khác. Các nhà lănh đạo Thanh Giáo đầu tiên của New England coi lễ Giáng Sinh là điều xấu xa. Thống đốc thứ hai của những người hành hương, William Bradford, đă viết rằng ông đă cố gắng hết sức để dập tắt “sự nhạo báng của người ngoại giáo”, xem việc trang trí cây Giáng Sinh là hành vi phù phiếm. Sự nghiêm khắc đó duy tŕ cho đến khi ḍng người nhập cư lớn từ Đức và Ireland vào thế kỷ 19, bắt đầu làm suy yếu di sản Thanh Giáo.
Người có công lớn nhất trong việc đại chúng hóa Cây Giáng Sinh chính là Nữ Hoàng Anh Victoria. Vào năm 1846, trong một bức tranh hoàng gia nổi tiếng trên tờ Illustrated London News, Nữ Hoàng Victoria và chồng là Hoàng tử Đức Albert đứng cùng các con quanh cây Giáng Sinh. Nữ Hoàng Victoria rất nổi tiếng với thần dân của ḿnh; và những ǵ diễn ra tại triều đ́nh ngay lập tức trở thành mốt trong xă hội, không chỉ ở Anh mà c̣n lan sang đến tận Hoa Kỳ, nơi rất chú ư về thời trang. Cây Giáng Sinh bắt đầu trở nên phổ biến kể từ đó. Từ những năm 1890s, đồ trang trí Giáng Sinh bắt đầu được nhập từ Đức, và cây Giáng Sinh ngày càng quen thuộc hơn trên khắp Hoa Kỳ.
Người ta lưu ư rằng người Châu Âu sử dụng những cây nhỏ có chiều cao khoảng 4 feet, trong khi người Mỹ thích cây Giáng Sinh cao đến trần nhà. Đầu thế kỷ 20, người Mỹ trang trí cây Giáng Sinh chủ yếu bằng đồ trang trí tự chế; trong khi nhiều người Mỹ gốc Đức tiếp tục sử dụng táo, các loại hạt và bánh quy hạnh nhân.
Sau này, điện gia dụng ngày càng phát triển đă tạo ra đèn Giáng Sinh, khiến cây Noel càng thêm rực rỡ trong nhiều ngày suốt mùa lễ. Kể từ đó, cây Giáng Sinh bắt đầu xuất hiện ở các quảng trường thị trấn trên khắp đất nước, và việc dựng cây thông Noel trong nhà trở thành một truyền thống của người Mỹ.
Cây Giáng Sinh nổi tiếng nhất ở Mỹ? Có thể là cây của Rockefeller Center, tọa lạc tại phía Tây Đại Lộ Số 5, từ Đường 47 đến Đường 51 ở Thành phố New York. Cây Giáng Sinh nổi tiếng này có từ thời kỳ đại suy thoái, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1931. Đó là một cây thông nhỏ không trang trí, do các công nhân xây dựng đặt ở trung tâm của công trường. Hai năm sau, một cái cây khác được đặt ở đó, lần này có đèn chiếu sáng. Truyền thống này được duy tŕ đến ngày hôm nay, với cây thông khổng lồ ở Rockefeller Center được thắp sáng rực rỡ với hơn 50,000 ngọn đèn Giáng sinh hằng năm. Cây cao nhất từng được trưng bày tại Rockefeller là vào năm 1999. Đó là một cây thuộc giống Norway spruce, cao 100 feet, đến từ Killingworth, Connecticut. (VB)
Cung Mi biên dịch/sưu tầm
Nguồn:
https://www.history.com/topics/chris...hristmas-trees