Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới, tỷ lệ trẻ em phơi nhiễm với khói thuốc thụ động, cũng như tỷ lệ hút thuốc ở lứa tuổi học sinh cũng ở mức cao. Đây là mối nguy khôn lường cho thế hệ trẻ và cho tương lai đất nước.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá đe doạ đến sức khoẻ, sự sống c̣n và phát triển của trẻ em; kiểm soát thuốc lá là giải pháp can thiệp để đảm bảo quyền của trẻ.
Theo đó, Khói thuốc lá chứa 7.000 hợp chất độc hại, 69 hợp chất gây ung thư. Nicotine trong thuốc lá gây nghiện, ảnh hưởng đến sự phát triển năo bộ, trong khi khói thuốc gây nên những tác động nghiêm trọng tới trẻ trong suốt giai đoạn từ khi thụ thai, thơ ấu và thanh thiếu niên.
Nghiên cứu của WHO năm 2021 cho thấy phụ nữ mang thai hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc thụ động có liên quan đến dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh. Trẻ em phơi nhiễm với khói thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, làm nặng thêm các triệu chứng hen, đột tử ở trẻ sơ sinh, và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc lá sớm ở trẻ em và thanh thiếu niên gây nghiện sớm, khó cai hơn, ảnh hưởng sớm đến sức khỏe, sự phát triển năo bộ, khả năng học tập, khả năng lao động, chất lượng giống ṇi.
Với 15,4 triệu người hút thuốc (số liệu từ Bộ Y tế năm 2020), Việt Nam nằm trong số quốc gia có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Giai đoạn 2010-2020 tỷ lệ hút thuốc người trưởng thành giảm chậm, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động vẫn ở mức cao.
Theo tổ chức HealthBridge, một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc tỷ lệ hút thuốc lá c̣n cao và giảm chậm ở Việt Nam là do giá thuốc lá của Việt Nam vẫn rất rẻ, thậm chí đang ngày càng rẻ đi nếu so với thu nhập.
Tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ thuốc lá ở Việt Nam đang ở mức thấp, chỉ chiếm 38.8% (2020), thấp hơn so với trung b́nh của các quốc gia có thu nhập trung b́nh (59%), thấp hơn đa số các quốc gia trong khu vực ASEAN, và c̣n cách xa khuyến cáo của WHO là 70% giá bán lẻ (WHO 2020).
Bên cạnh đó, thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng là những sản phẩm độc hại, có xu hướng nhắm chủ yếu tới đối tượng là giới trẻ, nguy cơ tác động đến cả một thế hệ trẻ. Trong khi đó, hiện vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể để ngăn ngừa các sản phẩm này.Ví dụ, năm 2015, số liệu từ Bộ Y tế cho thất tỷ lệ hút TLĐT ở người trưởng thành ở Việt Nam là 0,2%, chưa có số liệu về sử dụng TLĐT ở thanh thiếu niên. Đến giai đoạn 2021-2022, tỷ lệ sử dụng TLĐT của học sinh 13-15 tuổi là 3,5% (nam 4,3%, nữ 2,8%), và tỷ lệ sử dụng thuốc lá là 2,9%.
Nghiên cứu của Viện Chiến lược & Chính sách Y tế năm 2020 cho thấy tỷ lệ sử dụng TLĐT ở học sinh đặc biệt cao ở các thành phốl lớn: 8,35% học sinh lớp 8-12 tại Hà Nội sử dụng TLĐT (nam là 12,39%, nữ là 4,8%).
Tổ chức Health Bridge cho rằng t́nh trạng đáng ngại hiện nay xuất phát từ 3 thách thức lớn, bao gồm việc thuốc lá hiện nay c̣n dễ tiếp cận, giá thuốc lá rẻ, các loại thuốc lá thế hệ mới được thiết kế để tiếp cận đối tượng sử dụng trẻ.
Dựa trên những thách thức nêu ra, Health Bridge khuyến nghị 4 nhóm giải pháp nhằm giảm tỷ lệ người sử dụng thuốc lá, đặc biệt là với nhóm người sử dụng trẻ.
Thứ nhất, tăng cường thực thi Luật Pḥng, chống tác hại của thuốc lá, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lư nghiêm vi phạm trong đó tập trung xử lư vi phạm địa điểm cấm hút thuốc, vi phạm về quảng cáo, khuyến mại và tài trợ, kinh doanh buôn bán các sản phẩm thuốc lá lậu.
Thứ hai, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá để ngăn chặn sự gia tăng sức mua thuốc lá, hạn chế thanh niên tiếp cận với thuốc lá giá rẻ. Thuế và giá là giải pháp có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao đối với việc giảm tiêu dùng thuốc lá và là giải pháp pḥng bệnh hữu hiệu đă được Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới khuyến cáo các quốc gia cần áp dụng.
Thứ ba, ban hành chính sách cấm lưu hành thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá nung nóng tại Việt Nam theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới.
Bên cạnh đó, truyền thông nâng cao hiểu biết về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và trách nhiệm của cha mẹ, giáo viên, trẻ em trong bảo vệ trẻ em.
|
|