MENLO PARK, California
Công ty kỹ thuật
Meta cho biết, gần đây họ vừa xóa bỏ mạng lưới gồm hàng ngàn trương mục giả mạo và thông tin sai lạc bắt nguồn từ TQ.
Những người sử dụng đă giả danh là người Mỹ và t́m cách truyền bá các nội dung bóp méo về nền chính trị ở Hoa Kỳ, khai thác chuyện "đấu đá đảng phái" và xuyên tạc ác ư về mối bang giao giữa Mỹ-TQ.
Trong số các chủ đề được phổ biết theo mạng lưới nêu trên đă đăng tải có vấn đề phá thai, chiến tranh văn hóa và sự viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine.
Meta, công ty chủ quản Facebook, Instagram và WhatsApp, vừa xóa bỏ mạng lưới gồm hàng ngàn trương mục giả mạo và thông tin sai lạc bắt nguồn từ TQ (H́nh: Julio Lopez/Pexels)
Meta không quy chụp các trương mục này có dính líu đến nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhưng họ đă chứng kiến sự gia tăng các mạng lưới tương tự bắt nguồn từ TQ trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ sẽ diển ra vào năm 2024.
TQ hiện là nguồn cung ứng các mạng lưới nêu trên lớn đúng thứ ba về mặt địa lư,
Meta cho hay, sau Nga và Iran.
Việc xóa bỏ gần đây được nêu trong bản phúc tŕnh về mối đe dọa hàng quư được công ty chủ quản của Facebook, Instagram và WhatsApp công bố vào hôm thứ Năm, 30/11.
Mạng lưới này đặt trụ sở tại TQ gồm có hơn 4,700 trương mục và ảnh hồ sơ cũng như tên được
"sao chép từ những người đăng kư sử dụng khác trên toàn cầu".
Các trương mục này chia sẻ và bấm
"thích" (Like) các bài đăng của nhau và có một số nội dung dường như được lấy trực tiếp từ
X, trước đây là
Twitter.
Trong một số trường hợp, các trương mục này sao chép và dán nguyên văn các bài viết từ các chính khách Hoa Kỳ, kể cả của Đảng Cộng Ḥa lẫn Đảng Dân Chủ, gồm có cựu Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer, Thống đốc Florida Ron DeSantis, Dân biểu Matt Gaetz và Jim Jordan, cùng các vị có tên tuổi khác.
Mạng lưới này không cho thấy sự nhất quán về ư thức hệ.
Trong các ví dụ do phía
Meta đưa ra, có một trương mục trực tuyến từ TQ đă cho đăng lại những chữ có trong một bài tweet vào đầu năm nay của Nghị viên Đảng Dân Chủ Sylvia Garcia. Bà chỉ trích luật phá thai của Texas và viết:
"Xin hăy nhớ rằng, phá thai chính là vấn đề nhằm bảo vệ cho sức khỏe".
Nhưng một trương mục khác trong mạng lưới này đă sao chép lại và dán một ḍng tweet từ Dân biểu Đảng Cộng Ḥa Ronny Jackson, vị này viết:
"Tiền thuế KHÔNG BAO GIỜ được tài trợ cho việc đi lại để phá thai".
Phúc tŕnh từ
Meta cũng cho biết:
"Không rơ liệu rằng, cách tiếp cận này được cố t́nh bày vẻ ra để khuếch đại sự căng thẳng về đảng phái, tạo ra phản ứng tâm lư tốt/xấu từ trong số những người ủng hộ các chính khách này hay để làm cho các trương mục "giả mạo" này trông có vẻ chân thực hơn".
Các quy tắc kiểm duyệt của công ty nghiêm cấm điều mà
Meta gọi là
"hành vi phối hợp không xác thực, bóp méo sự thật" các bài viết đến từ các nhóm gồm có các trương mục hoạt động cùng nhau và sử dụng danh tánh giả để đánh lừa người khác.
Thông thường nội dung được chia sẻ từ các mạng lưới nêu trên không sai sự thật và đề cập đến những tin tức chính xác từ các giới truyền thông lớn. Nhưng thay v́ được sử dụng để b́nh luận hoặc tranh luận chính đáng, các bài viết này lại t́m cách bóp méo, dàn dựng nhằm thao túng dư luận, gây chia rẽ về mặt tâm lư quần chúng và làm cho các quan điểm cá biệt có vẻ nổi bật hơn trên thực tế.
Meta cho biết mạng lưới lớn này xuất phát từ TQ đă bị ngăn chặn kịp thời trước khi phổ biến ra các thông tin
"rác rưỡi" này đến công luận.
Meta cũng phát giác có 2 mạng lưới nhỏ hơn, một đặt trụ sở tại TQ và tập trung vào Ấn Độ và Tây Tạng, và một có trụ sở tại Nga, đăng bài viết chủ yếu bằng Anh ngữ về cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và tuyên truyền quảng bá láo khoét trên các kênh như Telegram,...
Các mạng lưới của Nga thúc đẩy vào việc tập trung vào các chiến dịch loan tin không xác thực sau cuộc bầu cử năm 2016, hiện nay đang tập trung vào cuộc chiến tại Ukraine và cố gắng làm suy yếu sự ủng hộ của quốc tế dành cho Kiev, bản phúc tŕnh này có chỉ ra.
Meta cũng nhấn mạnh thêm, phía chính phủ Hoa Kỳ đă ngừng chia sẻ tin tức về mạng lưới gây ảnh hưởng xấu từ ngoại quốc với công ty vào tháng 7/2023, sau phán quyết của ṭa án liên bang như một phần của vụ kiện pháp lư về Tu Chính Án Thứ Nhất hiện đang được Tối Cao Pháp Viện xem xét lại.