Liên tiếp xảy ra vụ học sinh ngộ độc thực phẩm nghi do ăn kẹo “lạ” bày bán trước cổng trường, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh đă ra văn bản yêu cầu tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe của học sinh tại các cơ sở giáo dục.
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe của học sinh
Trong văn bản số 3455/SGDĐT-VP về tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe của học sinh, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cho biết, tại địa bàn huyện Vân Đồn và huyện B́nh Liêu ghi nhận 34 học sinh bị ngộ độc thực phẩm do ăn sản phẩm kẹo “lạ” không rơ nguồn gốc.
Theo báo cáo của Pḥng Giáo dục huyện Vân Đồn và Trường THCS và THPT Hoành Mô (huyện B́nh Liêu), các trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn do đă ăn sản phẩm kẹo được đựng trong bao b́ túi nilon màu xanh, phía ngoài có in chữ nước ngoài và không có phụ đề tiếng Việt, không rơ nguồn gốc xuất xứ từ các hàng quán gần cổng trường.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, tránh các vụ việc tương tự xảy ra, Sở GD&ĐT yêu cầu pḥng Giáo dục và Đào tạo, các trường có cấp học THPT và cơ sở giáo dục thường xuyên khẩn trương thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, quán triệt học sinh không mua đồ ăn vặt không có nguồn gốc xuất xứ.
Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra, xử lư các cơ sở kinh doanh quanh khu vực cổng trường nếu bày bán các sản phẩm không rơ nguồn gốc, xuất xứ.
Chỉ đạo các đơn vị có trường hợp học sinh bị ngộ độc do ăn kẹo không có nguồn gốc, chủ động phối hợp với với ngành Y tế, gia đ́nh theo dơi diễn biến, t́nh h́nh sức khỏe của học sinh liên quan, kịp thời thăm hỏi, động viên, ổn định tâm lư, sức khỏe để học sinh sớm b́nh phục trở lại trường học.
Trách nhiệm của gia đ́nh và nhà trường
Trước đó, ngày 25/11, thông tin từ Pḥng GD&ĐT Vân Đồn báo cáo về t́nh h́nh học sinh ngộ độc thực phẩm tại Trường THCS thị trấn Cái Rồng (Quảng Ninh).
Theo rà soát có tổng 126 em sử dụng loại kẹo này. Trước đó, trong giờ giải lao trưa ngày 25/11, các em học sinh đă đi ra quán tạp hóa phía sau trường để mua kẹo ăn.
Trong đó, có 5 em học sinh xuất hiện biểu hiện nghi ngộ độc như: tê môi, chóng mặt, tức ngực, khó thở và nhanh chóng đưa đến Trung tâm Y tế theo dơi và điều trị, sức khỏe tạm thời ổn định; có 121 em chưa có biểu hiện bất thường về sức khỏe.
Ngày 29/11, UBND huyện B́nh Liêu thông tin về việc trên địa bàn xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường THCS-THPT Hoành Mô.
Thông tin ban đầu, vào ngày 27/11, một số học sinh của Trường THCS-THPT Hoành Mô mua kẹo ở gần cổng trường đem đến lớp để chia nhau ăn. Đến tối cùng ngày, những học sinh đă ăn kẹo (ở nội trú) có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn, tê môi.
Thời điểm xảy ra sự việc, nhà trường đă thông tin tới cha mẹ học sinh để nắm bắt, theo dơi t́nh h́nh sức khỏe của các em. Chiều ngày 28/11, các em học sinh vẫn c̣n t́nh trạng đau đầu, đau bụng, buồn nôn nên được nhà trường đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, theo dơi sức khỏe.
Qua rà soát ban đầu có 29 học sinh (trong đó 27 học sinh lớp 6A, 2 học sinh lớp 8C), cùng ăn một loại kẹo chữ nước ngoài, không có tem phụ đề tiếng Việt mua tại cửa hàng tạp hóa bán ngoài đường, gần cổng trường.
Trước nguy cơ an toàn thực phẩm “bủa vây” trường học, ngoài trách nhiệm quản lư của các cấp chính quyền, khối trường học các cơ sở giáo dục th́ cần sự chung tay của giáo viên, gia đ́nh trong việc quản lư, giám sát chặt chẽ hoạt động của học sinh và con em ḿnh.
Khuyến cáo các gia đ́nh thường xuyên nhắc nhở các con ăn uống tại gia đ́nh trước khi đến lớp, không được mua và sử dụng các loại bánh kẹo không rơ nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc tương tự.
|
|