Bị tiểu đường 10 năm th́ có 7 năm anh Huy phải sống với cảnh "trên bảo dưới không nghe". Mỗi lần muốn gần gũi vợ anh đều phải uống thuốc trước cả tiếng, nhưng gần đây thuốc cũng dần mất tác dụng.
T́m đến khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thăm khám với tâm lư tự ti, anh Huy (Bắc Ninh) cho biết ḿnh làm quản lư ở một cơ quan nhà nước, ở tuổi 56 anh đă có "thâm niên" bị tiểu đường 10 năm, 7 năm nay xuất hiện t́nh trạng rối loạn cương dương.
Anh đă điều trị bằng các thuốc ức chế PDE-5 (các thuốc chống rối loạn cương dương) theo nhu cầu. Thời gian gần đây, t́nh trạng rối loạn cương dương có dấu hiệu kém đáp ứng với thuốc.
Bác sĩ Đỗ Ích Định, khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết, việc dùng thuốc theo nhu cầu nghĩa là khoảng 1 giờ trước khi có hoạt động t́nh dục, bệnh nhân phải uống thuốc. Điều này cũng gây nhiều phiền toái làm ảnh hưởng đến cuộc sống, dẫn đến việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
V́ thế, hoạt động t́nh dục của bệnh nhân trở nên thất thường khoảng 2 năm nay mặc dù nhu cầu và ham muốn của cả anh và vợ vẫn c̣n.
Bệnh nhân được chỉ định cấy ghép thể hang nhân tạo (IPP). Sau 4 ngày phẫu thuật, bệnh nhân được xuất viện, sau 2 tháng đă có thể quan hệ t́nh dục trở lại.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết, rối loạn cương dương vừa là một bệnh lư thực sự v́ nó có nguyên nhân, có cơ chế sinh bệnh rơ ràng, nhưng nó cũng là một triệu chứng của nhiều bệnh khác như trầm cảm, lo âu, tiểu đường, suy giảm hormone sinh dục nam.
Thực tế, do tâm lư e ngại nên nhiều người đă tự t́m đến những cơ sở y tế chui, không chính thống. Họ đă bị cắt da quy đầu, cắt thần kinh dương vật bằng laser… Điều này không những gây tốn nhiều tiền bạc, mà bệnh nhân c̣n đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nhiều nam giới xem, nghe từ bạn bè hoặc những chỉ dẫn trên mạng dùng những thực phẩm không đúng, bài thuốc rượu "ông uống, bà khen"… khiến cho t́nh trạng rối loạn cương dương ngày càng trầm trọng.
Theo PGS Bắc, để điều trị rối loạn cương dương, bước đầu tiên là sử dụng thuốc. Dùng thuốc kết hợp với điều trị các bệnh lư nền, rối loạn cương dương có thể điều trị khỏi được hoàn toàn.
Theo khuyến cáo của Hội Niệu khoa châu Âu, các biện pháp được khuyến cáo điều trị rối loạn cương dương là dùng các thuốc ức chế PDE-5 giúp tăng lượng máu làm cho "cậu nhỏ" cương cứng hơn, dùng sóng xung kích (shockwave) để làm tăng sinh các mạch máu tân tạo hoặc cấy ghép thể hang nhân tạo.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp không đáp ứng với thuốc điều trị thông thường, thậm chí dù đă thay đổi liều nhưng vẫn không giải quyết được triệt để, nhất là ở bệnh nhân mắc các bệnh lư như đái tháo đường. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kéo dài cũng làm tăng nguy cơ tai biến và gặp tác dụng phụ.
Những trường hợp này sẽ được chỉ định cấy ghép thể hang nhân tạo vào trong "cậu nhỏ".
VietBF©sưu tập