Những khám phá khảo cổ và kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây đă tiết lộ sự phát triển trong mô h́nh quản lư định cư và xây dựng đô thị, cũng như hệ thống tín ngưỡng của người Lương Chử.
Một chiếc ṿng tay ngọc bích mới được khai quật từ Khu di sản Lương Chử ở tỉnh Chiết Giang. (Ảnh: China Daily)
Ngày 29/11, Trung Quốc đă công bố những phát hiện khảo cổ mới tại khu di sản Lương Chử ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông nước này.
Theo Cục quản lư di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc, những phát hiện thời gian gần đây đă cung cấp hiểu biết sơ bộ về 3 giai đoạn phát triển của di tích Lương Chử, bắt đầu từ việc xây dựng rải các các khu dân cư thời cổ đại, đến việc xây dựng hệ thống thủy lợi và cuối cùng là xây dựng thành phố cổ Lương Chử.
Những khám phá khảo cổ và kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy sự phát triển trong mô h́nh quản lư cư trú thời cổ đại và xây dựng nền văn minh đô thị sơ khai, cũng như hệ thống tín ngưỡng của người dân cổ đại sinh sống ở thành phố.
Khu di tích Lương Chử bao gồm di tích thành phố Lương Chử và hệ thống bảo tồn nước xung quanh thành phố.
Có niên đại ít nhất 5.000 năm trước đây, quần thể di tích này đă được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2019./.