Một số tổ hợp tên lửa Nga bỗng "biến mất" khỏi Kaliningrad khi các nước châu Âu đang có những động thái mà giới phân tích cho là nhằm 'khóa chặt' vùng lănh thổ chiến lược của Nga.
Động thái lạ của Nga
Tờ Newsweek dẫn báo cáo của Bộ Quốc pḥng Anh cho hay, Nga đang rút các hệ thống tên lửa pḥng không chiến lược S-400 ra khỏi vùng ngoại ô phía tây Kaliningrad, trong khi đây là tiền đồn của Nga ở cực tây và giáp 3 phía với các quốc gia thành viên NATO.
Moscow coi Kaliningrad là một trong những khu vực nhạy cảm nhất về mặt chiến lược, Hạm đội Baltic của Nga đang có đại bản doanh tại đây.
Các lực lượng Nga muốn đến Kaliningrad phải thông qua "Khoảng trống Suwałki". Đây là dải đất dài 60km ở biên giới Ba Lan – Lithuania, một mặt giáp Kaliningrad, một mặt giáp Belarus – đồng minh của Nga.
Đáng nói, động thái của Nga diễn ra trong bối cảnh ít nhất 3 nước châu Âu, bao gồm Phần Lan, Estonia và Na Uy đă/đang có ư đóng các cửa khẩu biên giới với Nga. Các nước này cáo buộc Nga "vũ khí hóa" người tị nạn và sử dụng họ để "đẩy nhanh cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu", bất chấp việc Moscow đă lên tiếng bác bỏ.
Ở một cách nh́n nhận khác, giới phân tích cho rằng việc 3 nước châu Âu thuộc NATO tiến hành/cân nhắc đóng cửa biên giới với Nga là một tín hiệu quan trọng. Bước đi của họ có thể nằm trong chiến lược rộng lớn hơn của phương Tây nhằm "khóa chặt" vùng Kaliningrad của Nga.
Tổng số quân NATO ở quanh khu vực Kaliningrad lên tới khoảng 70.000 binh sĩ, trong khi tổng số quân Nga tại đây ước tính là 30.000. Với việc các nước châu Âu đóng cửa biên giới với Nga, Moscow sẽ gặp nhiều bất lợi hơn để tiếp cận Kaliningrad trong trường hợp xảy ra xung đột.
Giữa những diễn biến như vậy, quyết định rút tên lửa khỏi Kaliningrad của Nga đang làm dấy lên nhiều câu hỏi. Những tên lửa này đă đi đâu?
Hệ thống tên lửa pḥng không S-400. Ảnh: Reuters
Tung tích tên lửa Nga
Bản báo cáo thông tin t́nh báo cập nhật của Bộ Quốc Anh cho biết, "các chuyến vận tải hàng không khác thường" của Nga trong tháng 11 cho thấy Moscow đă chuyển các tên lửa S-400 từ Kaliningrad tới tiền tuyến ở Ukraine để "bù đắp những tổn thất gần đây trên mặt trận".
Quyết định này dường như được Moscow đưa ra sau khi các tổ hợp S-400 ở Ukraine gia tăng tổn thất trong tháng 10. T́nh thế khẩn cấp khiến Nga phải bất chấp những rủi ro ở biên giới với NATO để đưa S-400 tới Ukraine.
"Bộ Quốc pḥng Nga dường như chấp nhận rủi ro gia tăng ở Kaliningrad khi cắt giảm các hệ thống tên lửa pḥng không và chuyển chúng sang Ukraine" – Bộ Quốc pḥng Anh nêu rơ, đồng thời nhấn mạnh cuộc chiến ở Ukraine đang khiến những lực lượng/hệ thống tác chiến hiện đại và chủ chốt của Nga phải "căng ḿnh quá mức".
Trong khi đó, theo tờ Business Insider, đây là dấu hiệu cho thấy "Điện Kremlin thực sự đă hy sinh năng lực pḥng không dọc biên giới NATO để bù đắp cho những tổn thất ở Ukraine – khu vực đă có ít nhất 3 hệ thống S-400 bị Kyiv phá hủy".
Trước đó, theo Bellingcat - tổ chức điều tra độc lập có trụ sở tại Hà Lan do nhà báo người Anh Eliot Higgins thành lập, vào những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2023, các chuyến bay chở hàng quân sự ra vào thành phố cảng Kaliningrad gia tăng bất thường.
Bellingcat cho biết họ có thể xác minh độc lập rằng các chuyến bay chở hàng An-124 và Il-76 đă rời Kaliningrad trong suốt đầu tháng 11. Đáng lưu ư, kể từ khi những chuyến bay đó hoạt động, các nhà phân tích nhận thấy có sự thay đổi rơ rệt tại hai địa điểm pḥng không ở Kaliningrad qua h́nh ảnh vệ tinh: Một số hệ thống S-400 của Nga đă được di dời.
Các nhà quan sát suy đoán rằng Nga đưa các tổ hợp S-400 đến Rostov-on-Don, thành phố miền nam của Nga gần biên giới phía đông nam Ukraine, sau khi lực lượng Kiev được cho là đă phá hủy 3 tổ hợp S-400 bằng tên lửa tác chiến lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp. Nga cần những tổ hợp tên lửa này để kịp thời duy tŕ phạm vi bao phủ Ukraine.
VietBF@ Sưu tập