Xe tự hành với khả năng tự di chuyển mà không cần người lái dù được quan tâm và đầu tư lớn song vẫn c̣n nhiều lo ngại về vấn đề an toàn.
Có những cấp độ xe tự hành nào?
Xe tự hành hiện có các cấp độ từ 0-5 theo chuẩn SAE. Hiệp hội Kỹ sư ô tô Mỹ (Society of Automotive Engineers - SAE) là tổ chức phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật cho ô tô và nhiều ngành công nghiệp khác. Các bộ tiêu chuẩn của SAE cũng được sử dụng rộng răi trên thế giới.
Ở cấp độ 0, xe hoàn không có bất cứ chức năng tự động lái nào và tài xế thực hiện tất thao tác điều khiển, vận hành.
Cấp độ 1 - hỗ trợ tài xế: Xe có thể hỗ trợ người lái một số chức năng khi tăng tốc, phanh và đánh lái, nhưng không làm hai hoặc nhiều việc cùng lúc. Tài xế vẫn chịu trách nhiệm chính và luôn sẵn sàng để điều khiển xe khi cần thiết.
Những tính năng phổ biến có thể kể đến như cảnh báo lệch làn, hỗ trợ giữ làn hay kiểm soát hành tŕnh thích ứng.
Cấp độ 2 - tự hành một phần: Ô tô được trang bị gói hỗ trợ lái nâng cao (ADAS), với các tính năng hỗ trợ tăng tốc, phanh và đánh lái hoạt động đồng thời. Ví dụ như xe có thể vừa ga tự động và tăng/giảm tốc độ theo xe phía trước, vừa có thể tự động đánh lái để giữ làn đường. Tương tự hai cấp độ đầu, tài xế vẫn cần luôn tập trung để giám sát và can thiệp.
Hiện tại, gói ADAS đă được hầu hết hăng ô tô trang bị cho các sản phẩm tại Việt Nam, gồm cả xe phổ thông và xe sang.
Cấp độ 3 - tự hành có điều kiện: Tài xế không cần phải liên tục giám sát mà có thể làm những việc khác trên xe như đọc sách, xem phim... Ở vận tốc dưới 60km/h, xe tự hành cấp độ 3 thường không yêu cầu sự can thiệp của người lái.
Dù vậy, cấp độ này vẫn yêu cầu người lái ngồi ở vị trí của tài xế và sẵn sàng can thiệp khi cần thiết, hoặc khi có thông báo.
Cấp độ 4 - tự hành mức cao: Xe có khả năng tự chuyển hướng, phanh, tăng tốc, hoặc tránh chướng ngại vật thông qua việc liên tục giám sát t́nh trạng đường. Người lái có thể nghỉ, ngủ nếu muốn và xe có thể không cần đến vô-lăng.
Xe tự hành cấp độ 4 chỉ hoạt động trên những cung đường trong t́nh trạng hoàn hảo, đảm bảo việc có thể giảm tốc và dừng đỗ an toàn khi cần.
Cấp độ 5 - tự hành hoàn toàn: Xe tự hành ở cấp độ cao nhất, có thể tự di chuyển trong mọi t́nh huống, điều kiện mà không cần sự can thiệp của con người, do đó không cần vô-lăng và bàn đạp, ga phanh.
Cấp độ này đ̣i hỏi xe được trang bị hàng loạt cảm biến, camera, radar, bộ xử lư với độ chính xác cao, kết hợp với khả năng tính toán, xử lư dữ liệu nhanh của trí tuệ nhân tạo (AI).
Những nỗi lo về an toàn
Bên cạnh việc hỗ trợ tài xế, xe tự hành cũng đă được thử nghiệm, ứng dụng để cung cấp dịch vụ taxi không người lái (robotaxi) tại một số quốc gia.
Tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đă cấp giấy phép cho taxi tự hành của Baidu và Pony hoạt động tại một số khu vực nhất định trong các siêu đô thị.
Trong khi đó ở Mỹ, Waymo và Cruise là hai hăng có đội taxi tự lái lớn nhất. Apple cũng đă bắt đầu thử nghiệm xe tự lái trên đường phố công cộng để thu thập dữ liệu từ năm 2022.
Zoox, thương hiệu trực thuộc Amazon, hiện cũng sở hữu khoảng 100 chiếc xe tự lái.
Phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, tuy nhiên nhiều sự cố xảy ra khiến xe tự hành để lại nỗi lo về an toàn.
Vừa qua, Cruise, hăng taxi không người lái trực thuộc General Motors, bị cơ quan quản lư đường bộ bang California (Mỹ) yêu cầu dừng hoạt động một nửa đội xe sau khi liên tiếp xảy ra hai vụ va chạm tối ngày 17/8.
Đầu tiên là vụ va chạm giữa taxi đang chở khách của Cruise với một chiếc xe cứu hỏa. Theo báo cáo, hành khách đă được sơ cứu tại hiện trường và nhập viện với những chấn thương không nghiêm trọng.
Vụ việc thứ hai diễn ra sau đó chỉ vài giờ. Taxi Cruise đi đúng luật khi vượt qua ngă tư lúc đèn đă chuyển xanh, tuy nhiên lại va chạm với một chiếc xe cứu hỏa khác vượt đèn đỏ do đang làm nhiệm vụ.
Chiếc xe cứu hỏa vượt đèn đỏ được cho là đă bật đèn khẩn cấp và c̣i hú để xin đường, song va chạm vẫn xảy ra.
Đầu tháng 2, Tesla buộc phải triệu hồi gần 363.000 xe tại Mỹ v́ hệ thống tự hành Autopilot xử lư lộn xộn khi tiến vào đường giao nhau, cũng như thường xuyên vượt quá tốc độ quy định.
Theo số liệu từ Jalopnik, nguồn đầu tư cho các công nghệ tự hành trên ô tô giảm khoảng 60% trong năm 2022. Đơn cử như cuối năm ngoái, Ford và Volkswagen đồng loạt rút vốn khỏi Argo (công ty khởi nghiệp về xe tự hành tại Mỹ) sau khi đă đầu tư nhiều tỷ USD.
Tập đoàn viễn thông Softbank (Nhật Bản) cũng đă báo lỗ tới 23 tỷ USD v́ những khoản đầu tư vào các doanh nghiệp nghiên cứu xe tự hành.
|