Mặc dù giá 1 kilogam loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn miệt mài săn lùng đặt mua cho bằng được.
Loại quả được mệnh danh là "trứng cá caviar"
Trong các loại nông sản được nhập khẩu vào Trung Quốc, giới nhà giàu của quốc gia này luôn tìm kiếm một loại chanh có tên gọi và hình dáng kỳ lạ. Đó là chanh ngón tay. Loại quả này có gì đặc biệt mà họ lại mê mẩn và săn lùng bằng được?
Chanh ngón tay hay còn gọi chanh trứng cá hồi, có tên gọi tiếng anh là finger lime (tên khoa học là Microcitrus australasica) là một loài thực vật có hoa thuộc họ cam chanh, và là một trong 6 loài chanh bản địa của Úc.
Quả chanh ngón tay có hình dáng thuôn dài, hình trụ khoảng 10cm, có nhiều màu sắc bắt mắt, từ xanh nhạt, xanh đậm, đỏ tươi cho đến đỏ hung.
Loại quả này mọc trong những cánh rừng mưa ven biển phía đông. Cây chanh ngón tay có đặc điểm bên ngoài khác biệt với các giống cam, chanh khác, dáng cây thân thẳng, mọc bụi và chiều cao trung bình của cây 10m, lá nhỏ hơn so với các loại chanh khác, cành mềm, gai lại khá lớn, thích hợp sống trong môi trường nhiệt đới. Loài cây này có khả năng kháng sâu bệnh tốt nên chăm sóc cực kỳ đơn giản.
Quả chanh ngón tay có hình dáng thuôn dài, hình trụ khoảng 10cm, có nhiều màu sắc bắt mắt, từ xanh nhạt, xanh đậm, đỏ tươi cho đến đỏ hung. Bên trong là những viên tép chanh có hình dạng như trứng cá tầm hay trứng cá hồi, hương vị chua ngọt và thơm rất hợp để ăn với hải sản.
Theo một số chuyên gia nghiên cứu, loài chanh này đã xuất hiện từ 18 triệu năm về trước, trở thành loài cây đặc hữu của hai vùng Queensland và South Wales nước Úc.
Đây có thể xem là loài quả đặc biệt bậc nhất trong họ cam chanh, không những có hình dáng khác biệt, mà cả những múi chanh bên trong nhìn cũng rất khác so với chanh thường.
Vỏ chanh ngón tay có màu xanh hoặc đỏ. Tép chanh trông giống hệt như trứng cá caviar. Vì thế nhiều người gọi chúng là "trứng cá caviar trong họ chanh" vì sự tương đồng này.
Bên trong quả chanh ngón tay là những viên tép chanh có hình dạng như trứng cá tầm hay trứng cá hồi, hương vị chua ngọt và thơm rất hợp để ăn với hải sản.
Theo các chuyên gia, hương vị của chanh ngón tay mới là điểm làm nên sự khác biệt của nó. Hương vị của chanh ngón tay là sự kết hợp của chanh vàng và chanh thường, rất phù hợp để ăn kèm với các món hải sản tươi như sushi hay sashimi.
Loại quả được giới nhà giàu săn lùng
Dù đặc biệt như vậy, nhưng chanh ngón tay đã từng có thời gian suýt bị tuyệt chủng vì con người. Đó là khi người châu Âu tới nước Úc thế kỷ 18. Rất rất nhiều chanh ngón tay đã bị đốn hạ để lấy chỗ phục vụ cho nông nghiệp, cho chăn nuôi, khiến loài cây này gần như kiệt quệ.
May mắn thay, một số cây vẫn còn sót lại trong Công viên Quốc gia, chính vì thế, hiện nay, loại quả này đã trở nên quý hiếm và không được bán đại trà trên thị trường.
So với chanh thường với giá khoảng 30.000-35.000 đồng/kg thì chanh ngón tay có giá khoảng 3,5 đến 3,6 triệu đồng/kg, tức là đắt hơn chanh thường khoảng 100 lần. Ước tính, mức giá này cũng gần bằng nửa chỉ vàng SJC.
Ở Trung Quốc, nông sản này phải nhập khẩu và chúng thường được bán với giá 1100 NDT/kg (hơn 3,6 triệu đồng/kg). Tại Việt Nam, người dân có thể đặt mua xách tay từ nước ngoài và giá cả thường lên tới 3,5 triệu đồng/kg.
Mặc dù, giá thành của loại quả nhập khẩu này cao hơn hẳn thông thường nhưng chanh ngón tay vẫn là mặt hàng được săn lùng nhiều nhất ở Trung Quốc.
Theo thông tin từ tờ Sohu, giới nhà giàu Trung Quốc không để ý đến mức giá đắt đỏ này. Họ cho rằng chanh ngón tay có hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất tốt cho sức khỏe.
Do cùng họ với các giống cam, chanh nên chanh ngón tay chứa hàm lượng vitamin C, E, A, kali, folate, các dưỡng chất oxy hóa khá cao. Thực tế nghiên cứu cho thấy 1 quả chanh ngón tay chứa vitamin C gấp 3 lần so với quả quýt.
Vì hàm lượng vitamin C, E dồi dào nên chanh ngón tay hỗ trợ rất tốt trong việc tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa làn da, kích thích collagen, giảm huyết áp và thiếu sắt.
Khi chế biến hải sản nướng hoặc chiên thì người ta cũng thường rắc loại quả này lên để giúp tăng hương vị của món ăn và giúp cơ thể chuyển hóa dinh dưỡng khi ăn hải sản tối ưu nhất.