Ông Trần Quí Thanh bị cáo buộc ngoan cố, chưa thành khẩn khai báo, bị can nhiều lần dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt lớn.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận đề nghị truy tố bị can Trần Quí Thanh (SN 1953), Chủ tịch Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát và 2 con gái là Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (1984) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Cha con ông chủ Tân Hiệp Phát bị cáo buộc chiếm đoạt số tiền lên đến 767 tỷ đồng thông qua việc cho vay lăi thế chấp bằng các dự án, hàng chục thửa đất rồi "dùng thủ đoạn gian dối, nắm quyền kiểm soát, tạo ra các lư do để không trả lại tài sản.
Tuy nhiên, ông Trần Quí Thanh không thừa nhận cho vay mà chỉ thừa nhận mua, bán các tài sản với các chủ tài sản theo quy định của pháp luật. Hành vi của Trần Quí Thanh đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật H́nh sự năm 2015 với vai tṛ chủ mưu, cầm đầu.Tại cơ quan điều tra, mặc dù đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của Trần Quí Thanh và đồng phạm nhưng cựu Chủ tịch Tân Hiệp Phát vẫn ngoan cố, chưa thành khẩn khai báo, không nhận thức rơ hành vi vi phạm pháp luật của bản thân.
Theo cơ quan điều tra, bị can phạm tội lần đầu, là chủ doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế, xă hội, tạo việc làm cho hàng ngh́n người lao động nhưng đă lợi dụng những quy định về cho vay, hợp đồng chuyển nhượng trong Bộ luật Dân sự để thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt lớn, gây bức xúc trong xă hội.
Do đó, cần phải xử lư bằng một bản án nghiêm khắc trước pháp luật để giáo dục, răn đe, pḥng ngừa chung.
Tương tự, với Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích bị cáo buộc có vai tṛ giúp sức cho ông Trần Quí Thanh. Cả hai đều ngoan cố, chưa thành khẩn khai báo. Tuy nhiên, xét thấy việc vi phạm pháp luật của hai bị can là do thực hiện theo chỉ đạo của Trần Quí Thanh nên cần xem xét khi lượng h́nh.
|