Bà Donoghue kiện do đau bụng sau khi uống chai bia có xác con ốc sên, song hăng bia nói sức khỏe của bà yếu mới vậy, c̣n người khác có thể "không bị làm sao".
Tối 26/8/1928, bà May Donoghue đi xe điện ba mươi phút từ Glasgow đến Paisley để gặp người bạn ở quán Wellmeadow Café. Bà được bạn mua cho một món đồ uống có đá làm từ kem và chai bia gừng. Chai bia vỏ tối màu mang tên nhà sản xuất, 'D. Stevenson, Glen Lane, Paisley'.
Sau khi uống gần hết bia, bà Donoghue nh́n thấy phần c̣n lại của một con ốc sên đang phân hủy nặng trôi ra khỏi miệng chai đang được rót vào ly. Trong những ngày tiếp theo, bà Donoghue bị ốm và được chẩn đoán bị viêm dạ dày và ruột nặng.
Bà Donoghue kiện David Stevenson, nhà sản xuất bia gừng, song cũng thấy cơ hội thắng là không cao do không phải là người mua đồ uống; khó có thể chứng minh hăng đă bán sản phẩm nguy hiểm hoặc bị lỗi.
Do đó, luật sư của bà, Walter Leechman, đă thay đổi nội dung khởi kiện theo hướng: Hăng Stevenson phải có nghĩa vụ với người tiêu dùng, phải quan tâm đúng mức để đảm bảo sản phẩm của ḿnh an toàn cho người sử dụng. Hăng Stevenson có nghĩa vụ chăm sóc những khách hàng tiêu thụ bia gừng, phải có một hệ thống hiệu quả để làm sạch chai và tránh xa ốc sên.
Trong khi đó, hăng Stevenson phủ nhận việc cho ốc vào bất kỳ chai nào, vấn đề sức khỏe của Donoghue do thể trạng yếu.
Thẩm phán đầu tiên trong vụ án này ra quyết định có lợi cho bà Donoghue, nhưng Ṭa án cấp cao Scotland đă bác và tuyên bà thua kiện. Ṭa cấp cao đánh giá: Bà không trực tiếp mua chai bia đó th́ không được coi là khách hàng. Do đó, hăng không có nghĩa vụ chăm sóc khi có sự vụ bất thường.
Nguyên tắc chung thời điểm đó là các nhà sản xuất không có nghĩa vụ quan tâm đến bất kỳ ai mà họ không có quan hệ hợp đồng.
Ṭa án cấp cao nhất có thể xét xử kháng cáo là Viện nguyên lăo (House of Lords) ở London song án phí cực kỳ tốn kém. V́ không đủ khả năng chi trả kháng cáo, bà Donoghue cần chứng minh ḿnh là người nghèo (người nghèo cần sự từ thiện hợp pháp) để được xét xử miễn phí. Bà làm đơn thỉnh cầu, mô tả sự nghèo khó và may mắn được chấp thuận.
Tháng 5/1932, "vụ kiện ốc sên" được xét xử lại theo kháng cáo của bà. Nguyên đơn lập luận, chai bia gừng do bị đơn sản xuất và bán ra công chúng để tiêu thụ. Chai có nhăn mác và do bị đơn dùng nắp kim loại để đóng kín.
Theo nguyên đơn, hăng Stevenson (bị đơn) với tư cách là nhà sản xuất lẽ ra phải đảm bảo hai điều: Dây chuyền an toàn để đảm bảo ốc sên không lọt vào sản phẩm đóng gói của họ; hệ thống kiểm tra hiệu quả trước khi đóng bia vào chai.
Theo phía bà Donoghue, hăng đă không thực hiện cả hai nhiệm vụ này và gây ra vụ "tai nạn". V́ bị đơn đă mời công chúng (bao gồm cả nguyên đơn) tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất (đóng chai, dán nhăn và niêm phong) và không cho người tiêu dùng cơ hội kiểm tra nội dung nên họ có nghĩa vụ chăm sóc khách hàng, để đảm bảo không có ǵ trong chai sẽ gây tổn thương cho người tiêu dùng như vậy.
Nguyên đơn cho rằng vụ kiện có thể áp dụng nguyên tắc res ipsa loquitur (nghĩa là "sự việc tự nó nói lên"). Nội dung chính của thuyết này có thể được tóm tắt là: Thương tích hoặc sự kiện gây ra thương tích sẽ không xảy ra trừ khi một cá nhân hoặc tổ chức đă hành động cẩu thả, tức là nếu có sự cố, chắc chắc ai đó đă có lỗi.
"Việc có một con ốc sên trong chai đă "tự nói lên" sự sơ suất của nhà sản xuất", luật sư của bà Donoghue nêu.
Phía bị đơn vẫn giữ nguyên các lập luận như hai phiên ṭa trước và cho rằng "chưa chắc" con ốc sên đă có hại, nhỡ đâu cùng là con ốc sên này, chai bia này, nhưng người khác uống lại không bị đau bụng th́ sao? Vậy vấn đề ở đây, không phải là do chai bia hay con ốc mà do bụng dạ của chính người uống nó yếu.
|