Nếu bạn không phải là người mắc bệnh gút, việc ăn uống điều độ các thực phẩm dưới đây có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.
Bệnh gút phát triển khi một người có quá nhiều axit uric trong cơ thể - kết quả của quá trình trao đổi chất chuyển hóa purine thành axit uric. Purine được cơ thể sản xuất tự nhiên nhưng cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.
Ở những người mắc bệnh gút, các thực phẩm làm tăng axit uric có thể góp phần gây ra các đợt bùng phát bệnh gút, thường làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn. Ở những người không mắc bệnh gút, kiểm soát nồng độ axit uric là chìa khóa để giảm nguy cơ phát triển bệnh. Do đó, một trong những điều quan trọng cần làm là hạn chế các thực phẩm có hàm lượng purine cao trong chế độ ăn.
Nồng độ axit uric cao dẫn đến sự hình thành các tinh thể axit uric trong khớp. Các tinh thể này gây ra các triệu chứng như viêm, sưng và đau dữ dội ở khớp, thường ở ngón chân cái.
Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các yếu tố làm tăng axit uric và các thực phẩm nên tiêu thụ vừa phải nếu muốn kiểm soát tốt mức axit uric trong cơ thể.
Các yếu tố làm tăng axit uric
Axit uric tăng trong máu dẫn đến bệnh gút. Nguyên nhân là nồng độ axit uric cao dẫn đến sự hình thành các tinh thể axit uric trong khớp. Các tinh thể này gây ra các triệu chứng như viêm, sưng và đau dữ dội ở khớp, thường ở ngón chân cái.
Cơ thể lọc axit uric qua thận. Sau đó, axit uric được bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên, nó có thể tích tụ trong cơ thể và bạn có thể có quá nhiều axit uric nếu:
- Bạn ăn một chế độ ăn nhiều purine.
- Cơ thể bạn sản xuất purine quá mức.
- Bạn không thể bài tiết axit uric đủ nhanh.
Mối quan hệ giữa chế độ ăn và axit uric
Các nghiên cứu sâu rộng đã chỉ ra rằng một số loại thực phẩm có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu thực vật, chẳng hạn như chế độ ăn DASH, có thể làm giảm nồng độ axit uric trong nước tiểu.
Một số nghiên cứu cho rằng vitamin C mang lại lợi ích phòng bệnh gút, vì thực phẩm giàu vitamin C (cam quýt, ớt, dâu tây và bông cải xanh) có thể giúp cơ thể loại bỏ axit uric. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định vitamin C ảnh hưởng đến bệnh gút như thế nào.
Tóm lại, các chuyên gia khuyến nghị một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, nhiều rau, trái cây và ngũ cốc để phòng bệnh gút.
Các thực phẩm có thể làm tăng axit uric
Nếu bạn là người mắc bệnh gút, hạn chế thực phẩm giàu purine trong chế độ ăn có thể giúp giảm các đợt bùng phát bệnh gút. Ở những người không mắc bệnh gút, ăn các thực phẩm này một cách vừa phải có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric, giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Những thực phẩm âm thầm làm tăng axit uric, tạo tiền đề cho bệnh gút: Nhiều người vẫn ăn không kiểm soát - Ảnh 2.
Nếu bạn là người mắc bệnh gút, hạn chế thực phẩm giàu purine trong chế độ ăn có thể giúp giảm các đợt bùng phát bệnh gút.
Dưới đây là những thực phẩm giàu purine có thể làm tăng axit uric và gây ra các cơn bùng phát bệnh gút:
- Rượu bia: Tất cả các loại;
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt nai và các động vật có vú hoang dã khác;
- Hải sản và động vật có vỏ: Tôm, trai, cá cơm, cá mòi và tôm hùm...;
- Nội tạng động vật: Gan, thận, tim, lưỡi, lòng…
Purine từ thực vật ít có khả năng làm tăng nồng độ axit uric.
Hãy chú ý đến việc các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào. Mỗi người có một giới hạn riêng và thực phẩm có thể kích hoạt các đợt bùng phát bệnh gút hoặc không, tùy vào giới hạn của mỗi người.
Chọn thực phẩm có hàm lượng purine thấp
Thực phẩm ít purine an toàn cho chế độ ăn của người bệnh gút:
- Cơm
- Lúa mạch
- Mì ống
- Hầu hết các loại rau
- Tất cả các loại trái cây
- Sữa ít béo
- Trứng
- Đậu nành
Kết
Sự phát triển của bệnh gút và các đợt bùng phát bệnh gút có liên quan đến nồng độ axit uric tăng cao, có thể góp phần hình thành các tinh thể trong khớp. Điều này gây ra tình trạng đau và viêm đột ngột, dữ dội. Tinh thể axit uric hình thành do nồng độ purine cao, thường liên quan đến các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống.
Nguy cơ mắc bệnh gút được xác định bởi một số yếu tố, bao gồm tuổi tác, chế độ ăn, béo phì, chức năng thận và di truyền. Tuy nhiên, có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, là một cách quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Một chế độ ăn ít purine có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ mắc bệnh gút và các đợt bùng phát bệnh gút.
VietBF@ Sưu tập