Đây là một nhiệm vụ được nêu trong Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong t́nh h́nh mới” vừa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa kư phê duyệt ngày 10/11/2023 .
Người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc
Mục tiêu tổng quát của đề án là huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với mục tiêu phát triển của Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội Đảng lần XIII đă đề ra.
Đồng thời, đề án hướng đến tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước; củng cố sức mạnh, tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho đất nước.
Mục tiêu cụ thể là tăng cường thống nhất nhận thức người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực ngày càng quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, từ đó xây dựng các định hướng, chủ trương, biện pháp mang tính tổng thể, cơ bản, lâu dài nhằm thu hút và phát huy tối đa nguồn lực này.
Các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng đề án, chương tŕnh, kế hoạch về thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài. Thiết lập cơ chế triển khai, phối hợp đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và trên phạm vi toàn quốc, trong và ngoài nước.
Tạo môi trường, cơ chế trong nước để người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm gắn bó, phát huy nguồn lực của ḿnh với đất nước. Xây dựng hành lang pháp lư để người Việt Nam ở nước ngoài cơ bản được hưởng môi trường pháp lư tương đương với người trong nước khi tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh, khoa học công nghệ, văn hóa thể thao, nhân đạo...
Tạo khuôn khổ, cơ chế bền vững khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển đất nước trên các lĩnh vực phù hợp với nguồn lực của cộng đồng. Duy tŕ đà tăng trưởng của kiều hối; thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư FDI của người Việt Nam ở nước ngoài.
Đồng thời, đẩy mạnh phát huy hiệu quả nguồn lực của tri thức người Việt Nam ở nước ngoài thúc đẩy chuyển giao tri thức và kỹ năng; thu hút và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, du học sinh trở về; triển khai hiệu quả các sáng kiến, đóng góp từ thiện nhân đạo, xă hội của các cá nhân, tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam; phát huy vai tṛ cầu nối của người Việt Nam ở nước ngoài trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ kinh tế - thương mại, văn hoá, xă hội...
Củng cố mạng lưới người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới
Đề án cũng đặt mục tiêu củng cố mạng lưới người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới. Hoàn thành xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu về người Việt Nam ở nước ngoài. Phấn đấu 100% các địa bàn có đông cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thành lập được các hội, đoàn.
Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát triển, có vị thế ở sở tại; tăng cường sự gắn kết, giao lưu trong nước giữa người Việt Nam ở nước ngoài với các tổ chức nhân dân, hội đoàn trong nước.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, công tác lănh sự, bảo hộ công dân, thông tin, trao đổi với người Việt Nam ở nước ngoài, quản lư lao động, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài.
Đề án đưa ra 3 nhóm giải pháp để phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong t́nh h́nh mới.
Trong đó, nhóm giải pháp thứ nhất là về nâng cao nhận thức, chính sách, tổ chức và cơ chế phối hợp.
Các giải pháp bao gồm thống nhất và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xă hội về công tác thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển; đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm quay trở về đất nước đầu tư, kinh doanh.
Các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức kinh tế - xă hội xây dựng chính sách, đề án, chương tŕnh cụ thể về việc thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài.
Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương về triển khai thu hút, phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài; đẩy mạnh triển khai các biện pháp củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong t́nh h́nh mới.
Nhóm giải pháp thứ 2 hướng đến từng nhóm đối tượng, nguồn lực riêng biệt. Trong đó tập trung vào hút chuyên gia, trí thức, nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và lao động người Việt trở về nước.
Cải thiện môi trường đầu tư, duy tŕ đà tăng kiều hối hàng năm, hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm Việt Nam tại các thị trường ngoài nước; có các chính sách, biện pháp cụ thể phát huy nguồn lực "mềm" của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Nhóm giải pháp thứ 3 là về bồi dưỡng, phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ở sở tại. Cụ thể, thúc đẩy hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và chính quyền các nước có người Việt Nam sinh sống để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài.
Tăng cường phối hợp giữa cơ quan chức năng của Việt Nam và sở tại để hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lư vững chắc, ổn định, phát triển và hội nhập vào sở tại. Tạo điều kiện để cộng đồng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với chính quyền sở tại, nhất là tại các sự kiện do cơ quan đại diện tổ chức.
Củng cố, phát triển các hội đoàn chuyên gia, trí thức, doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài làm ṇng cốt, dẫn dắt sự phát triển của cộng đồng ở sở tại. Thu hút nhóm người Việt Nam ở nước ngoài đă thành đạt ở sở tại tham gia trợ giúp nhóm c̣n yếu thế.
Đẩy mạnh công tác dạy tiếng Việt, truyền thụ bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam cho các thế hệ thanh thiếu nhi Việt Nam ở nước ngoài, gắn kết thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài với trong nước.
|
|