Điều kỳ lạ là thi hài bên trong quan tài vẫn nguyên vẹn da, tóc, lông mày và lông mi.
Năm 2011, tại Thái Châu, Giang Tô, Trung Quốc, nhóm công nhân đang đào bới để chuẩn bị mở rộng con đường. Họ đang đào sâu dưới bề mặt th́ va phải vật thể rất cứng. Khi thứ đó lộ ra, họ nhận ra đó là quan tài lớn. Nhóm công nhân lập tức liên hệ với nhóm các nhà khảo cổ học từ Bảo tàng Thái Châu.
Bên dưới lớp khăn trải giường, các chuyên gia t́m thấy thi hài của một người phụ nữ. (Ảnh: Sohu)
Sau khi kiểm tra, các nhà khảo cổ xác định đây là chiếc quan tài ba lớp. Khi mở một quan tài, nhà khảo cổ nh́n thấy nhiều lớp lụa và khăn phủ bên trên, chúng nằm trong một lớp chất lỏng màu nâu. Bên dưới lớp khăn trải giường, các chuyên gia t́m thấy một thi hài của người phụ nữ.
Điều đặc biệt là thi hài này gần như c̣n nguyên vẹn, gồm cơ thể, tóc, da, quần áo và đồ trang sức của cô. Thậm chí, lông mày và lông mi của người phụ nữ vẫn c̣n nguyên.
Dựa vào trang phục và đồ trang sức, các nhà khảo cổ xác định rằng chiếc quan tài và người phụ nữ này thuộc thời nhà Minh, niên đại từ năm 1368 đến năm 1644.
Người phụ nữ mặc trang phục truyền thống từ thời nhà Minh và đeo chiếc nhẫn màu xanh lá cây. Từ đồ trang sức và những tấm lụa mịn bọc trên người cô ấy đều là hàng cao cấp, các chuyên gia tin rằng cô ấy là người thuộc tầng lớp quư tộc.
Trong quan tài c̣n chứa xương, đồ gốm sứ, các văn bản cổ và các di vật khác. Các chuyên gia không biết liệu chất lỏng màu nâu bên trong quan tài được dùng để bảo quản thi thể hay chỉ là nước ngầm ngấm vào quan tài.
Theo lư giải của giới khảo cổ, thi hài người phụ nữ có thể được bảo quản trong môi trường hoàn hảo nên giữ được độ nguyên vẹn như vậy. Nếu nhiệt độ và mức oxy trong nước vừa phải, vi khuẩn không thể phát triển và quá tŕnh phân hủy có thể bị chậm lại hoặc tạm dừng.
Khám phá này cung cấp cho các nhà nghiên cứu cái nh́n sâu sắc về các phong tục, lối sống và cuộc sống hàng ngày của người dân thuộc triều đại nhà Minh. Phát hiện này cũng mở ra nhiều câu hỏi mới về điều kiện nào đă dẫn đến việc bảo quản thi thể trong suốt hàng trăm năm.
VietBF@ Sưu tập