Trà xanh, húng tây, gừng ngoài hương vị thơm ngon c̣n có thể làm sạch phổi, hỗ trợ tăng cường hệ hô hấp.
Mật ong và nước ấm: Uống mật ong với nước ấm có thể làm sạch phổi, góp phần chống lại chất ô nhiễm. Mật ong có đặc tính kháng viêm, nhờ đó giảm ho cho người bệnh phổi.
Trà táo gai: Hoạt chất flavonoid và procyanidin trong táo gai có thể giúp phổi thông thoáng. Hai chất này c̣n có liên quan đến tăng cường co bóp tim và giảm rối loạn nhịp tim. Người bệnh lưu ư không kết hợp sử dụng trà táo gai với các loại thuốc điều trị bệnh tim hoặc huyết áp khác.
Trà xanh: Có đặc tính chống viêm và chứa nhiều chất chống oxy hóa. Năm 2018, Trường Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc nghiên cứu về tác dụng của trà xanh với phổi trên 13.570 người từ 40 tuổi trở lên. Những người tham gia chia thành các nhóm gồm chưa từng uống trà xanh, uống dưới một lần mỗi ngày, nhóm uống một lần và nhóm c̣n lại uống từ hai lần trở lên.
Kết quả đăng trên tạp chí Sciencedirect cho thấy uống trà xanh từ hai lần mỗi ngày có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trà xạ hương (húng tây): Loại thảo mộc này có mùi thơm thường được sử dụng lá và hoa để giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Cỏ xạ hương chứa thymol, một loại kháng sinh mạnh, cùng với polymethoxyflavone và terpen có đặc tính chống viêm và giảm ho. Tuy nhiên, không sử dụng trà xạ hương cho phụ nữ mang thai.
Trà gừng quế: Hai loại thảo mộc này đều có đặc tính chống viêm, hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch và giữ cho phổi thông thoáng. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể cho thêm mật ong, chanh vào thức uống này. Người bệnh phổi có thể thưởng thức loại trà này vào mỗi buổi sáng để cơ thể hấp thu tốt hơn.
|