Rủi ro về chế độ ăn uống là một thách thức lớn đối với y tế công cộng trên thế giới ngày nay, đó không chỉ về việc mọi người có đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống tốt hay không, mà c̣n bởi họ đang ăn nhiều hơn các loại thực phẩm siêu chế biến (UPF), chứa nhiều đường, chất béo, nhiều muối…
Đây là nhận định được bà Soumya Swaminathan, cựu nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra trong bài phát biểu tại Hội nghị Y tế Công cộng Quốc tế Singapore lần thứ 3, được tổ chức cùng với Hội nghị Y tế Công cộng và Y học Nghề nghiệp Singapore lần thứ 17, vừa diễn ra từ ngày 19 - 20/10.
“Các nhân viên y tế công cộng hiện nay phải t́m cách, đặc biệt là để giúp những người trẻ tuổi thoát khỏi sự phụ thuộc vào loại chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo, và nhiều muối này”, bà Soumya Swaminathan nhấn mạnh; đồng thời giải thích, những sản phẩm này gần như gây nghiện, kích thích các chất hóa học trong năo khiến bạn muốn ăn hoặc uống ngày càng nhiều những sản phẩm đó, hơn là salad hoặc trái cây.
Cũng theo bà Soumya Swaminathan, các yếu tố thương mại về sức khỏe cần được giải quyết, v́ có một ngành công nghiệp thực phẩm lớn đằng sau những loại thực phẩm đó.
Ngoài ra, cựu nhà khoa học trưởng của WHO cũng thảo luận về danh sách các thách thức sức khỏe cộng đồng mà thế giới hậu đại dịch phải đối mặt hiện nay, bao gồm biến đổi khí hậu, đầu tư vào nhân viên y tế và giữ an toàn cho thanh, thiếu niên.
Các sự kiện hiện tại như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, thay đổi về các h́nh thái mưa sẽ dẫn đến nguồn nước sẵn có sụt giảm, chất lượng đất kém hơn, xuất hiện các loại sâu bệnh hại cây trồng và bệnh truyền nhiễm từ động vật, là những bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người.
“Những điều này sau đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm gia tăng các bệnh tật liên quan đến nhiệt. Tất cả chúng ta sẽ chứng kiến bệnh tim phổi gia tăng trở lại do ô nhiễm không khí”, bà Soumya Swaminathan nói thêm.
Trong một nhận định liên quan, ông Teo Yik Ying, Hiệu trưởng trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock, thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho rằng: “Xét cho cùng, châu Á hiện được coi là có nguy cơ cao nhất liên quan đến các xu hướng lớn toàn cầu, như thay đổi nhân khẩu học dân số, thúc đẩy quá tŕnh già hóa dân số; đô thị hóa nhanh chóng, dẫn đến những thay đổi to lớn trong việc sử dụng đất cho nông nghiệp và phát triển đô thị; và khí hậu thay đổi gây ra thách thức đối với an ninh y tế, cũng như an ninh nước, thực phẩm và các nguồn cung cấp thiết yếu khác”.
“Điều này không chỉ có nghĩa là các quốc gia đang phải đối mặt với gánh nặng dân số già và tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng, mà thực trạng đó c̣n diễn ra trong thời đại đại dịch, có thể chứng kiến sự tái diễn của các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm, trong đó gánh nặng sức khỏe lớn nhất một lần nữa lại được gánh chịu bởi những người có bệnh lư nền”, ông Teo Yik Ying lưu ư.
|