Trà xanh và cà phê là 2 loại đồ uống nhiều người yêu thích. Sử dụng đúng cách, nó không chỉ mang lại cho bạn sự tỉnh táo, mà c̣n mang lại nhiều lợi ích cho lá gan.
Cà phê chống oxy hóa
Gan đóng một vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá tŕnh tiêu hóa.
Theo Healthline, cà phê là một trong những đồ uống tốt nhất để tăng cường sức khỏe gan.
Uống cà phê đúng cách mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho lá gan của bạn (Ảnh: Getty).
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng uống cà phê bảo vệ gan khỏi bệnh tật, ngay cả đối với những người vốn đă có những lo ngại về sức khỏe liên quan đến cơ quan này.
Ví dụ, một nghiên cứu trong năm 2016 đă chỉ ra rằng uống cà phê giúp giảm nguy cơ xơ gan hoặc tổn thương gan vĩnh viễn ở những người mắc bệnh gan măn tính; uống cà phê cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một loại ung thư gan phổ biến.
Cà phê cũng là đồ uống có tác dụng tích cực đối với bệnh gan. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống cà phê thậm chí c̣n liên quan đến nguy cơ tử vong thấp hơn ở những người mắc bệnh gan măn tính.
Những lợi ích lớn nhất được thấy ở những người uống 3 tách cà phê mỗi ngày. Đánh giá năm 2016 cho thấy những lợi ích này dường như xuất phát từ khả năng ngăn chặn sự tích tụ chất béo và collagen.
Cà phê cũng làm tăng mức độ glutathione chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa trung ḥa các gốc tự do có hại, được sản xuất tự nhiên trong cơ thể và có thể gây hại cho các tế bào.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cà phê là thức uống có giá trị dinh dưỡng. Cà phê chứa lipid, protid, chất khoáng và cafein. Nó cũng chứa cafein nên có tác dụng kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, hoạt động tim mạch. Trong cà phê lượng cafein là 0,6-2,4%.
V́ thế, không nên uống quá nhiều cà phê và tùy vào t́nh trạng sức khỏe của mỗi người để xác định nên uống bao nhiêu.
Một người b́nh thường có thể uống khoảng 250- 400mg cafein (tương đương 2-3 ly) một ngày.
Một số nhóm đối tượng như người mắc các bệnh lư măn tính (tim mạch, đang bị rối loạn nhịp tim…) trước khi dùng th́ phải hỏi ư kiến bác sĩ. Lư do cà phê có thể làm tăng nhịp tim, nhịp thở, có thể gây kích thích ở đường tiêu hóa, buồn nôn, đau dạ dày… hoặc làm tăng nhu động ruột.
Trà xanh giúp giảm men gan
Theo Healthline, trà được nhiều người cho rằng nó có tác dụng tốt cho sức khỏe, và có vài bằng chứng cho thấy uống trà cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho lá gan của bạn.
Một thí nghiệm vào năm 2020 cho thấy trà có tác dụng làm giảm nồng độ men gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ mà không phải do rượu.
Một nghiên cứu khác có kết quả tương tự cho thấy rằng bổ sung chiết xuất trà xanh trong 12 tuần làm giảm đáng kể men gan những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ngoài ra, một đánh giá khác vào năm 2017 cho thấy những người uống trà xanh có khả năng ít bị ung thư gan hơn.
Tuy nhiên những người có vấn đề về gan, nên cân nhắc và trao đổi với bác sĩ trước khi dùng trà xanh như một thực phẩm bổ sung.
Theo Ths.BS Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, trà được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội đă được khoa học chứng minh.
Trà xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin.
Các hợp chất sinh học phong phú trong trà xanh như polyphenol, các alkaloid, các aminoaxit, vitamin, flavonid, flour, tanin, saponin có tác dụng chống oxy hóa… có tác dụng ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer, viêm khớp, bệnh tim, ung thư và giảm cholesterol, giảm cân…
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm và đồ uống nào khác, tiêu thụ quá nhiều hoặc không đúng cách th́ trà có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Trong trà có chứa nhiều catechin và flavonoid, phenolic… là những dạng tanin và axit.
Nếu uống trà trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn th́ những hợp chất này nhất là nhóm polyphenols có thể tạo phức hợp với protein gây kết tủa, giảm giá trị dinh dưỡng, ngăn cản sự hấp thụ protein ngoài ra cũng gây ức chế một số men tiêu hóa làm ăn uống khó tiêu.
Tính axit trong trà cũng làm ảnh hưởng đến quá tŕnh tiêu hóa. Nếu uống trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm khí và đầy hơi trong dạ dày.
Hàm lượng caffein có trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong hệ thống tiêu hóa.
Đặc biệt trong trà c̣n có chứa một sắc tố gọi là epigallocatechin gallate (EGCG), liên kết tạo phức hợp với sắt trong máu, làm giảm hàm lượng sắt. Có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt vô cơ, dẫn đến thiếu sắt và giảm số lượng huyết sắc tố. Thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, khi nồng độ huyết sắc tố thấp có thể dẫn đến khó thở, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
V́ thế, hăy nên uống trà xanh ở mức độ vừa phải, không uống khi đói, ngay sau bữa ăn.
VietBF@sưu tập