'2 không, 1 có' khi được mời tới nhà ăn cơm nhất định bạn phải biết để không bị 'mất điểm'. Nếu nắm giữ những điều này sẽ giúp bạn không trở thành người mất lịch sự, thậm chí có thể ghi điểm với gia chủ khi được mời tới dự bữa cơm.
Không kén chọn đồ ăn
Mỗi người có một khẩu vị khác nhau, đôi khi không phải do hương vị và chất lượng của món ăn mà chỉ là bạn không thích.
Người thích ăn chay, ăn rau đương nhiên sẽ không có cảm giác thèm ăn khi trước mặt là các món thịt. Vì vậy, nếu được mời đến nhà đối phương dùng bữa, đừng bình luận về chất lượng hay thậm chí hình thức của món ăn, càng không nên đi lang thang khắp nhà một cách tùy tiện vì tự cho mình là “thân thiết như người nhà”.
Mối quan hệ tốt đến mấy, nhưng ai cũng đều có cuộc sống riêng, nhiều thứ không muốn nói ra và chia sẻ. Hơn nữa, nhiều người còn không thích người khác động chạm vào đồ đạc của mình. Do đó, khi ngồi trên bàn ăn hay bước vào nơi ở của người khác, hãy biết chừng mực và lịch sự.
Không dẫn theo người không được mời tới dự
Sở hữu nhiều mối quan hệ có thể mang lại thêm cơ hội, nhưng không phải ai cũng thích trên bàn ăn, trong buổi chung vui lại có thêm người lạ mặt. Vậy nên, khi được mời đến cuộc vui nào đó, nếu muốn dẫn thêm người, hãy hỏi trước ý kiến của chủ bữa tiệc. Song tốt nhất, điều này vẫn là không nên!
Hãy mang theo một món quà!
Được ai đó mời đến nhà, mời ăn một bữa thì mang theo thứ gì đó làm quà là cần thiết. Có thể là chút hoa quả, đồ uống… nhỏ nhưng phần nào cũng thể hiện được cung cách lịch sự và tôn trọng tối thiểu, mặc dù đối phương một mực nhắc nhở bạn không cần mang gì khác khi đến.
Ngoài ra có một số nguyên tắc khi ăn bạn nên tuân thủ như sau:
- Không nên đến sớm quá, bởi bạn có thể thấy chủ nhà đang dọn bàn hay bữa ăn vẫn đang được nấu nướng.
- Chỉ dắt theo trẻ nhỏ nếu chúng được mời, bởi vì không phải chỗ nào cũng phù hợp với bọn trẻ. Nhìn chung bạn có thể mang theo bạn bè, người thân, miễn là bạn phải báo với chủ nhà trước.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
- Sẽ là bất lịch sự nếu bạn từ chối món ăn. Bạn nên nếm thử bất kỳ món ăn nào khi được mời. Nếu bạn đang ăn kiêng, tốt nhất không nên nhận lời mời ăn tối. Nếu cần thiết phải đến dự, bạn nên đề nghị bớt món ăn của mình hoặc để nguyên thức ăn trên đĩa.
- Trong các cuộc nói chuyện lịch sự, không nên nói về các vấn đề cá nhân, mối quan hệ công sở, con cái, bệnh tật, thói quen hay sở thích...
- Những người lịch sự ít nói về người thân của mình, họ không ngồi lê đôi mách.
- Nghe cũng là một kỹ năng quan trọng như nói. Giữ im lặng khi nghe nhưng bạn cũng cần nhìn vào người nói và nói xen vào khi thích hợp. Điều này chứng tỏ bạn đang theo sát cuộc nói chuyện.
- Sẽ là khiếm nhã khi cắt ngang lời người khác, kể cả khi bạn đã nghe câu chuyện nhiều lần rồi.
|